Bệnh tiêu hóa thường gặp ở người cao tuổi và phương pháp phòng tránh

Bệnh tiêu hóa thường gặp ở người cao tuổi và phương pháp phòng tránh

Cơ thể người già rất dễ nhiễm các căn bệnh và nếu để lâu sẽ gây nên những biến chứng rất nguy hiểm. Trong số đó, căn bệnh về đường tiêu hóa là một trong những loại bệnh lý phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Với sự tăng lên của tuổi tác thì quá trình lão hóa của cơ thể cũng diễn ra nhanh hơn, đi kèm với đó là sự suy yếu và biến chứng của hệ tiêu hóa. Bệnh tiêu hóa nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người cao tuổi. Vậy nên bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số bệnh tiêu hóa thường gặp và phương pháp phòng ngừa chúng.

Một số bệnh tiêu hóa thường gặp

Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng không còn là một căn bệnh hiếm gặp đối với nhiều người. Căn bệnh này được chẩn đoán là do các vết viêm, loét trên niêm mạc của đầu ruột non hay còn gọi là dạ dày, tá tràng. Những vết loét này xuất hiện khi lớp màng bên ngoài của dạ dày bị bào mòn, để lộ phần lớp dưới của ruột ra. Thông thường, người bệnh viêm loét dạ dày có 60% nguy cơ viêm loét ở dạ dày; 95% nguy cơ viêm loét tại tá tràng; 25% vết loét đến từ vòm cong của dạ dày chiếm kích thước nhỏ.

Một số bệnh tiêu hóa thường gặp

Viêm loét dạ dày, tá tràng: Khi độ toan ở dịch vị giảm (do tuổi cao), vi khuẩn HP sẽ gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, người cao tuổi có thể bị bệnh dạ dày do tác dụng phụ của một số thuốc người cao tuổi hay dùng như thuốc xương khớp, thuốc tim mạch…

Triệu chứng tiêu chảy

Tiêu chảy: Người già do hệ miễn dịch và tiêu hóa hoạt động kém hơn. Đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng. Rất dễ tạo điều kiện cho các yếu tố gây tiêu chảy hoành hành. Tiêu chảy cấp hoặc mạn đều gây mất nước, mất điện giải. Khiến cơ thể suy kiệt nhanh chóng. Ngoài ra, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng bị giảm sút. Do cơ thể mệt mỏi, đau đớn, ăn uống kém ngon. Lúc nào cũng lo lắng về bệnh tật dẫn đến đau đầu, mất ngủ triền miên, mất hứng thú với cuộc sống, mất tập trung, dễ cáu gắt.

Táo bón ảnh hưởng sức khỏe

Táo bón: Táo bón là một bệnh gây nên nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe. Đặc biệt táo bón ở người cao tuổi. Lý do thường gặp nhất là do chức năng. Và hệ men tiêu hóa của đường ruột giảm sút. Do ít vận động và đặc biệt là do người cao tuổi ít ăn rau. Táo bón rất dễ gây nên bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn. Cho nên mỗi lần đi ngoài người cao tuổi rất sợ. Vì phải rặn mạnh sẽ gây đau và chảy máu. Chính vì các lý do đó mà táo bón càng ngày càng nặng thêm. Gây đau quặn bụng, nhất là vùng bụng dưới và 2 hố chậu…

Bệnh sa dạ dày

Sa dạ dày: Nếu dạ dày co bóp kém có thể làm dạ dày sa xuống thấp ở các mức độ từ nhẹ tới nặng. Sa sạ dày sẽ làm thức ăn tồn lưu rất lâu trong dạ dày khiến người già cảm thấy nặng bụng. Sa dạ dày là hiện tượng dạ dày không nằm đúng vị trí của nó. Đây là một trong những chứng bệnh sa nội tạng rất thường gặp.

Bệnh sa dạ dày

Người bệnh sa dạ dày thường có một số triệu chứng đặc hiệu sau: Sau khi ăn thấy dạ dày khó chịu, bị đầy bụng, có cảm giác dạ dày sa xuống, bị căng hoặc cảm giác như có gì đè ép vào dạ dày. Trong dạ dày thường có tiếng động của nước nhưng khi nằm ngửa sẽ không nghe thấy tiếng nước.

Sỏi mật là bệnh tiêu hóa của người già

Sỏi mật: Từ tuổi 40, túi mật đã bắt đầu có dấu hiệu “già”, túi mật teo đi (chứa được ít mật), các cơ ở vách túi mật kém sức co bóp (đẩy không hết mật xuống ruột), ngoài ra gan cũng kém sản xuất mật, lượng mật còn sót lại dễ tạo sỏi. Do vậy, người già dễ mắc bệnh sỏi mật hơn người trẻ.

Một số biện pháp phòng tránh bệnh tiêu hóa

Chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn hợp lý: Tùy từng bệnh lý và thể trạng, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên ăn nhiều rau và thức ăn có nhiều chất xơ. Phải đảm bảo ăn chín uống sôi, thức ăn cần được nấu kỹ, ưu tiên thức ăn mềm, loãng. Phải đảm bảo “ăn chín uống sôi”, thức ăn cần được nấu kỹ hơn, ưu tiên thức ăn mềm, loãng; không ăn quá no vì sẽ càng làm tăng thêm tình trạng đầy chướng bụng. Không nên uống rượu, bia; không ăn chất cay, nóng như ớt, hành, hạt tiêu…

Tập luyện điều độ

Tập luyện điều độ: Ngoài dinh dưỡng, người cao tuổi nên tạo thói quen luyện tập thể thao hàng ngày. Để vừa cải thiện chức năng tiêu hóa, vừa tăng cường sức khỏe. Hàng ngày không nên ngồi lâu một chỗ vì các tư thế này một mặt gây cản trở sự chuyển vận, lưu thông trong ống tiêu hóa, mặt khác làm ức chế nhu động các cơ trơn dạ dày – ruột.

Tập luyện điều độ

Bí quyết giúp bạn tập thể dục điều độ:

  • Giảm tải cường độ bài tập, tăng cường tần suất tập
  • Thực hiện các bài tập ngắn tăng cường vận động
  • Lập kế hoạch tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý
  • Bạn hãy ngủ đủ giấc mỗi ngày

Giữ tinh thần thoải mái

Giữ tinh thần thoải mái: Người cao tuổi nên giữ tinh thần thoải mái, cố gắng giảm thiểu những căng thẳng, bực tức cho người cao tuổi vì tâm lý không thoải mái sẽ làm giảm lượng máu cung cấp cho bộ máy tiêu hóa và dẫn đến tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi.

Bệnh tiêu hóa ở người cao tuổi là một trong những loại bệnh lý phổ biến. Theo thời gian, sự lão hóa của cơ thể diễn ra trong đó có sự suy yếu của hệ tiêu hóa. Nếu bệnh tiêu hóa diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người cao tuổi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *