Bệnh ung thư và tầm soát các loại ung thư phổ biến ở người cao tuổi

Bệnh ung thư và tầm soát các loại ung thư phổ biến ở người cao tuổi

Hiện nay, dù công nghệ y học đã rất phát triển, tiến bộ hơn nhiều nhưng ung thư vẫn là một trong những căn bệnh nan y được quan tâm hàng đầu trên toàn cầu. Riêng tại đất nước Việt Nam, cứ 100.000 người lại có 159 người bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, 106 người có thể tử vong do ung thư. Hiện nay việc tầm soát các loại ung thư phổ biến ở người cao tuổi là một việc vô cùng cần thiết. Tầm soát ung thư giúp ta phòng tránh và có thể chủ động hơn trong việc đưa ra phương pháp chữa trị ung thư nếu không may mắc phải.

Ung thư là gì?

Ung thư có thể xuất hiện ở gần như bất kỳ đâu trong một ngàn tỷ tế bào của cơ thể. Bình thường, các tế bào lớn lên và phân chia để hình thành tế bào mới; là cách thức mà cơ thể người sinh trưởng và phát triển. Tất yếu, các tế bào cũ sẽ dần già đi hoặc bị tổn hại, chết đi, và được thay thế bởi các tế bào mới.

Ung thư là gì

Khi ung thư xuất hiện, quá trình tự nhiên bị phá vỡ. Các tế bào ngày càng trở nên bất thường; các tế bào già cũ không chết đi mà tiếp tục phát triển; liên tục sản sinh các tế bào mới. Chúng cứ thế nhân lên không kiểm soát; và cuối cùng tạo thành khối bất thường mà chúng ta gọi là khối u.

Rất nhiều loại ung thư hình thành khối u đặc; đa số có bản chất là các khối mô đặc. Các loại ung thư máu, ví dụ như leukemia, lại thường không xuất hiện dưới hình thức u đặc.

Các khối u trong ung thư có tính chất ác tính; có nghĩa là chúng có khả năng xâm lấn ra xung quanh. Trong quá trình phát triển lớn lên, các tế bào ung thư có thể đi xa tới các vùng khác của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn hoặc hệ bạch huyết. Hình thành khối u mới tách biệt hoàn toàn với khối u ban đầu, gọi là di căn.

Ý nghĩa của việc tầm soát ung thư

Ung thư vẫn là một trong các bệnh nan y mà chúng ta phải cảnh giác cao trong cuộc sống hiện đại. Tầm soát các loại ung thư phổ biến khi thời điểm thích hợp là việc nên làm để phòng tránh và chủ động đưa ra phương pháp chữa trị nếu không may mắc phải.

Mục đích của tầm soát ung thư là phát hiện các tổn thương tiền ung thư hoặc bệnh lý ung thư ở giai đoạn thật sớm, từ đó có thể can thiệp hiệu quả, thậm chí có thể ngăn ngừa tiến triển thành ung thư. Tỉ lệ điều trị thành công ung thư phổi sẽ tăng 50% nếu phát hiện sớm và đối với ung thư vú thì tỷ lệ này lên tới 95%.

Cần đánh giá điều kiện tuổi, yếu tố nguy cơ mắc loại ung thư nào, tuân thủ theo các hướng dẫn tầm soát, hiểu về giá trị xét nghiệm và nên có kiến thức cơ bản về những ung thư có thể tầm soát được.

Các loại tầm soát ung thư

Thực tế, khi tế bào ung thư phát triển sẽ sinh ra một số chất vào trong máu, do đó, khi nồng độ một chất nào đó tăng cao thì có thể bệnh nhân đã bị ung thư. Hiệp hội ung thư Mỹ có hướng dẫn tầm soát 6 loại ung thư như sau :

Bệnh ung thư phổi ở người cao tuổi

Những người có nguy cơ ung thư phổi cao có thể thực hiện việc chụp CT. Những người có nguy cơ cao mắc là những người hút thuốc hiện tại hoặc đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm qua. Người có tiền sử hút thuốc từ 30 năm trở lên. Người từ 55 đến 74 tuổi.

Bệnh ung thư đại trực tràng

Bệnh ung thư đại trực tràng

Người lớn có nguy cơ trung bình nên bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng thường xuyên ở tuổi 45. Người có tiền sử gia đình hoặc các yếu tố nguy cơ khác nên trao đổi với bác sĩ để tầm soát sớm hơn. Yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Tiền căn gia đình hay bản thân bị polyp đại trực tràng.
  • Tiền căn bản thân bị viêm ruột Crohns,viêm loét đại tràng.
  • Uống rượu bia nhiều.
  • Hút thuốc lá nhiều.
  • Ăn nhiều dầu mỡ động vật

Một số xét nghiệm có thể sử dụng để sàng lọc ung thư đại trực tràng. Bao gồm nội soi đại trực tràng, xét nghiệm máu ẩn trong phân. Tất cả kết quả bất thường về xét nghiệm nên được kiểm tra bằng nội soi. Có thể thực hiện một trong các phương pháp sau:

  • Tìm hồng cầu ẩn trong phân một lần mỗi năm cho người > 50 tuổi
  • Nội soi đại trực tràng một lần mỗi 10 năm.
  • Chụp đại tràng cản quang một lần mỗi 5 năm.
  • Soi đại tràng sigma một lần mỗi 5 năm.
  • Ngưng tầm soát nếu bệnh nhân quá suy yếu, kỳ vọng sống < 10 năm. Phụ nữ và đàn ông trên 85 tuổi được khuyến cáo ngừng tầm soát.

Bệnh ung thư cổ tử cung

Là ung thư phổ biến thứ 2 ở phụ nữ Việt Nam. Yếu tố nguy cơ: Nhiễm HPV, nhiễm HIV, nhiều bạn tình, hoạt động tình dục sớm, hút thuốc lá. Tầm soát bằng cách làm Pap Smear sau khi quan hệ lần đầu mỗi 3 năm.

Phụ nữ từ 25 đến 49 tuổi cần được thử Pap Smear mỗi 3 năm một lần, mỗi 5 năm trong độ tuổi từ 55 đến 64 tuổi. Ngưng tầm soát sau 65 tuổi nếu kết quả bình thường trong 10 năm qua. Đối với phụ nữ nguy cơ cao, vẫn tầm soát tiếp sau 65 tuổi.

Phụ nữ trên 65 tuổi đã được xét nghiệm tầm soát thường xuyên với kết quả bình thường sẽ không còn được kiểm tra ung thư cổ tử cung nữa. Những người có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung cần được kiểm tra thường xuyên hơn.

Bệnh ung thư buồng trứng

Để tầm soát ung thư buồng trứng, bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu. Để đo nồng độ chất chỉ dấu ung thư. Hoặc siêu âm bụng, hoặc kết hợp cả hai. Vấn đề là các xét nghiệm này không phải lúc nào cũng có thể phát hiện được ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm. Do đó tầm soát ung thư buồng trứng chỉ được khuyến cáo. Cho những bệnh nhân có tiền căn gia đình bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú. Ở những người này thì độ tuổi bắt đầu tầm soát là 30 – 35 tuổi.

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Phương tiện chính để tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Là xét nghiệm đo nồng độ PSA trong máu. Nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích có thể có. Của việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt trước khi quyết định. Tầm soát nên bắt đầu từ tuổi 50 cho những người đàn ông có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt trung bình và dự kiến sống ít nhất 10 năm nữa.

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Tầm soát ở tuổi 45 cho những người đàn ông có nguy cơ cao hơn. Nam giới có cha hoặc anh trai được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Phần lớn bác sĩ khuyên nên dừng tầm soát sau 70 tuổi. Hoặc ở những bệnh nhân có sức khỏe kém.

Bệnh ung thư vú tại phụ nữ lớn tuổi

Đây là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Việt Nam. Phụ nữ có thể bắt đầu tầm soát ở tuổi 40 bằng cách chụp nhũ ảnh và khám vú mỗi năm. Ở tuổi ≥ 55, phụ nữ có thể chọn tiếp tục chụp nhũ ảnh và khám vú mỗi năm nếu kỳ vọng sống > 10 năm. Nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ ung thư vú và bất kỳ thay đổi nào tại vú.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú :

  • Đau tức ngực hoặc tuyến vú
  • Vú to bất thường
  • Nổi u cục ở tuyến vú
  • Nổi hạch nách
  • Thay đổi da vùng vú
  • Tụt núm vú, thay đổi vùng da quanh đầu núm vú

Để tìm hiểu thêm về các vấn đề khác về bệnh tuổi già tại chuyên mục phòng bệnh cho người lớn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *