Bố mẹ nên làm gì để phòng ngừa bệnh cảm cúm ở trẻ

Bệnh cảm cúm ở trẻ

Cảm cúm là một bệnh lành tính khá phổ biến thường gặp phải khi thời tiết thay đổi. Hầu hết mọi đối tượng điều có khả năng bị bệnh do virus cúm gây ra, nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị nhất do sức đề kháng còn yếu. Người lớn bình thường bị cảm cúm đã mệt, thì khi trẻ nhỏ bị cảm lại càng mệt hơn. Chưa kể khi trẻ bị cảm cúm cũng có thể tiến triển và gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang, viêm họng, nhiễm trùng tai, viêm kết mạc, viêm phổi.

Tìm hiểu bệnh cảm cúm

Cảm cúm là tình trạng nhiễm virus, dẫn đến hệ hô hấp – mũi, họng và phổi – bị tấn công. Đối với hầu hết người khỏe mạnh, bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, một số đối tượng đặc biệt, như trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Triệu chứng của bệnh cảm cúm

Các triệu chứng cảm cúm thường giống với cảm lạnh. Tuy nhiên, cảm lạnh thường tiến triển chậm trong khi cảm cúm phát triển đột ngột. Các triệu chứng cảm cúm bao gồm:

  • Sốt trên 38°C.
  • Đau nhức cơ.
  • Ớn lạnh và đổ mồ hôi.
  • Đau đầu.
  • Ho khan và kéo dài.
  • Mệt mỏi và yếu.
  • Nghẹt mũi và đau họng.

Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi nếu:

  • Trẻ gặp khó khăn khi ăn hoặc không muốn bú sữa.
  • Trẻ thường khó chịu, người uể oải và không muốn chơi trong thời gian dài (trên 4 tiếng).
  • Trẻ khó thở hoặc thở khò khè.
  • Trẻ bị cảm lạnh, nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài.
  • Trẻ khóc không có nước mắt hoặc không đi tiểu trong 8 giờ.

Triệu chứng của bệnh cảm cúm 

Đường lây truyền cúm

– Lây trực tiếp từ người sang người: Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm, thông qua giao tiếp, nói chuyện, bắt tay, ôm hôn, hoặc khi người bị cúm ho, hắt hơi sẽ lây truyền virus trực tiếp sang trẻ thông qua giọt bắn.

– Lây gián tiếp qua bề mặt đồ vật: Khi người bị cúm ho, hắt hơi sẽ làm phát tán virus trên bề mặt các đồ vật. Nếu trẻ tiếp xúc với đồ vật có chứa virus bằng tay và dùng tay đưa lên mắt, mũi, miệng sẽ bị lây nhiễm virus.

– Lây gián tiếp qua môi trường sống hàng ngày: Môi trường công cộng hoặc nhà trẻ, trường học có nhiều trẻ khác bị cúm, khi ho, hắt hơi, … sẽ phát tán vào không khí những giọt bắn, dịch có chứa virus.

Nguyên nhân cảm cúm

Thực tế, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường dễ mắc cảm cúm hơn vì hệ miễn dịch vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn khi ăn uống do tình trạng sung huyết trong cổ họng, dẫn đến cơ thể thiếu nước. Trẻ nhỏ có thể khó chịu khi ho có đờm. Ngoài ra, tình trạng viêm phổi có thể phát triển nhanh chóng ở trẻ nhỏ bị cảm cúm.

Điều trị cảm cúm ở trẻ

Điều trị bệnh cúm ở trẻ khác với điều trị bệnh cúm ở người lớn. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh mà cách thức điều trị khác nhau. Nếu con bạn không có những dấu hiệu nghiêm trọng đã nói trên nhưng có triệu chứng cảm cúm và sốt bạn có thể cho trẻ dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen. Bạn không cho trẻ dùng aspirin vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ. 

  • Dùng thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5 độ C, uống 4 – 6 giờ/lần.
  • Cân bằng nước và điện giải cho cơ thể do sốt cao gây mất nước.

Điều trị cảm cúm ở trẻ

Nếu con bạn bị cúm, hãy theo dõi chặt chẽ tình trạng của bé vì bệnh có thể tiến triển rất nhanh. Nếu bạn thấy trẻ khỏe hơn sau 1 hoặc 2 ngày và sau đó bệnh lại nặng hơn.Bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để theo dõi, chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh và kết hợp điều trị hồi sức tích cực. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng thứ phát liên quan đến viêm phế quản, viêm phổi hoặc biến chứng khác của bệnh cúm. Thuốc kháng sinh hoặc kháng virus có thể được chỉ định để điều trị những trường hợp bị bội nhiễm do vi khuẩn.

Chăm sóc trẻ bị cúm

  • Cho trẻ mặc áo quần rộng rãi, thông thoáng, chườm ấm khi trẻ sốt cao.
  • Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, mũi, miệng cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và dễ nuốt. Cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày, chia thành các bữa nhỏ để đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Phòng ngừa cảm cúm ở trẻ

Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ là phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. Đối với trẻ em trên 6 tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ tiêm phòng cúm. Trẻ dưới 6 tháng tuổi không thể tiêm vắc xin cúm, do đó mẹ bầu nên tiêm phòng cúm để bảo vệ con trong 6 tháng đầu.

Ngoài ra, cho con bú bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm. Sữa mẹ có các kháng thể tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể bé.

Ngoài ra, các biện pháp tại nhà cũng giúp bố mẹ phòng ngừa cảm cúm cho con, như:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.
  • Che miệng khi ho.

Cúm là một căn bệnh nghiêm trọng và có thể rất đáng sợ đối với trẻ nhỏ. Do đó, bạn hãy chắc chắn thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ bé khỏi bệnh cúm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *