Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm xảy ra ở trẻ vào mùa hè

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ

Mùa hè là khoảng thời gian lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi phát triển, khiến cho thực phẩm sẽ bị ôi thiu, hư hỏng nhanh do thời tiết nắng nóng. Chính vì thế mà tình trạng ngô độc thực phẩm dễ xảy ra không chỉ với người lớn mà còn ở trẻ em. Tình trạng này không chỉ gây nguy hiểm cho cơ thể mà nhiều trường hợp không mong muốn có thể xảy ra dẫn đến tử vong. Chính vì thế việc lựa chọn mua thực phẩm tươi ngon, chế biến và bảo quản đúng cách là vô cùng quan trọng. Cùng tham khảo bài viết sau đây của thgzurs để các mẹ biết cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho bé yêu nhà mình nhé!

Nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm

Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng có thể ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải những món ăn được chế biến hay bảo quản không đúng cách:

– Thực phẩm bảo quản sai cách, bị ôi thiu.

– Thực phẩm còn sống.

– Ăn uống tại các nơi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Tiếp xúc với vật nuôi trước khi ăn, đặc biệt là với phân của vật nuôi.

– Ăn hoa quả, rau có thuốc trừ sâu, chưa rửa sạch.

– Uống nước bị ô nhiễm.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp ở trẻ em

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp ở trẻ em

Khi trẻ nhỏ có những biểu hiện sau, bố mẹ cần kiểm tra lại toàn bộ thực phẩm đã sử dụng cho bé, nếu bé có biểu hiện xấu hãy đưa bé tới cơ sở Y tế gần nhất để kịp thời kiểm tra và điều trị, tránh vi khuẩn xâm nhập sâu vào cơ thể, gây hại sức khỏe.

– Đau bụng, tình trạng sẽ tệ hơn khi trẻ đau quằn, có dấu hiệu nôn mửa.

– Lúc đầu trẻ sốt nhẹ, sau đó chuyển sang sốt cao và hôn mê hoặc có hiện tượng co giật. Chân tay trẻ tím, run, co giật, rối loạn nhịp tim.

– Trẻ ho sặc sụa, thở nhanh, khó thở.

– Một vài trường hợp trẻ còn có thể bị tiêu chảy.

Cách xử lý nếu thấy trẻ có biểu hiện ngộ độc thực phẩm

  • Nên gọị cấp cứu hoặc nhanh chóng vận chuyển bé đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Kích thích để gây nôn cho trẻ, trẻ càng ói nhiều càng tốt để tống toàn bộ thức ăn, chất gây ngộ độc ra ngoài.
  • Để cho trẻ nằm nghỉ và theo dõi tình trạng mất nước của trẻ do ói mửa, tiêu chảy để đảm bảo bù nước cho đầy đủ.
  • Cho trẻ uống dung dịch Oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải.
  • Ngưng xử dụng thức ăn, thuốc nghi ngờ bị ngộ độc, giữ lại thức ăn để đem đi xét nghiệm.

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

  • Khi mua nên ưu tiên chọn thực phẩm tươi. Đối với động vật nên chọn loại còn sống, còn cử động. Nếu đã qua giết mổ thì nên mua ở những nơi uy tín.
  • Khu vực và dụng cụ chế biến cần vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng. Nên rửa sạch và lau khô dụng cụ sau khi dùng.
  • Nếu dùng món khoai mì thì khi chế biến cần lột vỏ, ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Lúc luộc nên mở nắp để bay hơi Xyanua, là loại chất có thể gây ngộ độc khi ăn.
  • Nếu dùng món khoai tây khi ăn không dùng những củ để quá lâu, có vỏ màu xanh hay đã mọc mầm.
  • Thực phẩm khi chế biến phải nấu thật kỹ, không nên để còn tái, sống có nguy cơ còn tồn tại vi khuẩn gây hại.
  • Các loại thức ăn không nên để quá 4 tiếng, cần bảo quản tránh chuột, kiến, gián….
  • Các mẹ cần rửa sạch tay khi chế biến. Và dạy các con trẻ nên vệ sinh tay thật sạch trước khi ăn.
  • Thực phẩm thịt hay cá chưa chế biến cần được bao bọc kín lại. Nên để ở ngăn đá tủ lạnh.
  • Rau củ thì nên ngâm qua nước muối để loại bỏ hóa chất có hại và vi khuẩn. Sau đó rửa dưới nước đang chảy.
  • Đặc biệt không nên dùng thực phẩm đã quá hạn sử dụng, bị ôi thiu, nổi nấm mốc.

Để con trẻ đảm bảo được sức khỏe tốt nhất trong mùa nắng nóng. Các mẹ nên lưu ý thật kỹ khi chọn mua, bảo quản, chế biến thức ăn và cả khâu vệ sinh nữa nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *