Có thể nói rằng trong 3 năm đầu đời của trẻ là có sự phát triển mạnh mẽ nhất. Tốc độ phát triển nhanh chóng một cách kinh ngạc từ thể chất và trí não. Chính vì vậy nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ là rất cần thiết để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Sữa mẹ trong giai đoạn này vẫn là quan trọng nhất. Đây cũng là thời gian mà trẻ chuyển từ chế độ ăn riêng sang chế độ ăn chung cùng gia đình. Việc nắm bắt và cung cấp đầy đủ nhất về chất dinh dưỡng trong quá trình chăm sóc trẻ từ 1 đến 3 tuổi là vô cùng cần thiết.
Sau đây, thgzurs sẽ mang tới cho các bạn kiến thức về chế độ dinh dưỡng và những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Mong rằng các bậc phụ huynh sẽ có những kinh nghiệm chăm con thật tốt qua bài viết này nhé.
Tại sao dinh dưỡng cần được quan tâm khi chăm sóc trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi phát triển nhanh cả về thể lực và trí tuệ. Nếu được chǎm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật. Bộ máy tiêu hóa và các chức nǎng tiêu hóa, hấp thu của trẻ chưa thật hoàn chỉnh. Vậy nên các thiếu sót trong nuôi dưỡng và chǎm sóc trẻ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Nên tận dụng sữa mẹ để hỗ trợ thêm cho bé dinh dưỡng và kháng thể. Bạn hãy cố gắng cho trẻ bú đến 18 – 24 tháng. Khẩu phần ǎn của trẻ cần được cung cấp đủ nǎng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
Cung cấp nǎng lượng cho trẻ là điều cần thiết khi chăm sóc trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Cung cấp đủ năng lượng giúp trẻ phát triển toàn diện. Sự tiêu hao nǎng lượng của trẻ lớn do trẻ chơi, đùa nghịch nhiều. Nhu cầu nǎng lượng ở lứa tuổi này là 100-110Kcal/kg cân nặng. Trẻ nặng khoảng 9 – 13 kg thì nǎng lượng cung cấp là 900 – 1300 kcal. Nǎng lượng được cung cấp đủ qua bữa ǎn của trẻ gồm có: Chất bột như bột, cháo, chất đạm, chất béo, sữa… Tỷ lệ giữa các thành phần sinh nǎng lượng nên là: Đạm: Béo: Đường bột = 15: 20: 65.
Bổ sung chất đạm là điều rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ
Chất đạm rất cần cho sự phát triển cơ thể trẻ, cần ưu tiên các loại đạm động vật có giá trị cao. Bởi vì nó đủ acid amin, giàu các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, vitamin: thịt, sữa, trứng, cá, tôm…. Lượng đạm động vật trong khẩu phần ǎn của trẻ nên đạt từ 50 – 60%. Nên phối hợp tốt đạm động vật với đạm thực vật (đậu đỗ, vừng, lạc…) . Điều đó sẽ tạo được sự cân đối giúp hấp thu và sử dụng đạm tốt hơn. Nhu cầu chất đạm là 35-44g/ ngày. Chế độ ǎn thiếu đạm sẽ làm cho trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, kém thông minh, nhưng nếu trẻ ǎn quá nhiều đạm sẽ là gánh nặng cho gan, thận. Mặt khác, trong quá trình tiêu hóa chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm gây thối rữa, độc hại.
Chất béo giúp trẻ hấp thu và bão hòa các chất
Dầu mỡ cung cấp nǎng lượng cao, làm tǎng cảm giác ngon miệng lại giúp trẻ hấp thu và sử dụng tốt các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, K, E. Mỗi bát bột, bát cháo cần cho thêm 1 -2 thìa cà phê mỡ hoặc dầu. Mỡ lợn, mỡ gà có các axit béo không no cần thiết như: axit linoleic, axit arachidonic rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ, nhất là não bộ. Nếu trẻ đã ǎn cơm thì nên cho mỡ hoặc dầu vào xào, rán, kho với thức ǎn để trẻ ǎn được (20-40g dầu mỡ/ ngày).
Các chất khoáng có vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương, răng, máu…
Có vai trò quan trọng trong sự tạo xương, tạo rǎng, tạo máu và các hoạt động chức nǎng sinh lý của cơ thể. Can xi và photpho cần được chú ý để cung cấp đủ cho trẻ, khoảng 500 – 600mg/ngày. Canxi có nhiều trong sữa và các loại nhuyễn thể (tôm, cua, ốc, trai…). Photpho có nhiều trong các loại lương thực, ngũ cốc. Tỷ lệ tốt nhất giữa canxi/ photpho = 1/1,5-1/1,8.
Chuyển hóa canxi và photpho trong cơ thể được điều hòa bởi vitamin D. Vitamin D lại có trong lòng đỏ trứng, thịt, gan. Và dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời tiền vitamin D dưới dạng dự trữ dưới da sẽ chuyển thành vitamin D hoạt động. Do vậy ngoài ǎn uống đủ, cần cho trẻ ra ngoài tắm nắng mỗi ngày khoảng 15-20 phút trước 8h sáng.
Chất sắt
Tham gia vào quá trình tạo máu. Mỗi ngày trẻ cần 7-8 mg/ngày thức ǎn. Nguồn sắt tốt có trong thức ǎn động vật là các nội tạng: tim, gan, bầu dục, ở thực vật là đậu đỗ và các loại rau có màu xanh sẫm: rau muống, rau ngót. Sắt trong thức ǎn động vật hấp thu tốt hơn trong thức ǎn thực vật.
Vitamin C
Vitamin C trong rau giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt có hiệu quả hơn.
Kẽm
Kẽm là 1 vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và tiêu hóa. Trẻ em thiếu kẽm thường còi cọc, hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp, nôn trớ, rối loạn giấc ngủ… Nhu cầu kẽm khoảng 8-10mg/ngày. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như: hải sản, trai, hến, sò huyết, thịt cá…
Vitamin là điều mà các mẹ cần quan tâm khi chăm sóc trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Lứa tuổi này người ta quan tâm đến vitamin A, D, C, chúng cần cho sự phát triển xương, răng, sự tạo máu, tǎng sức đề kháng cho cơ thể. Nhu cầu Vitamin A: 400-450 mcg/ngày, Vitamin D 400UI/ngày, Vitamin C: 30mg/ngày, Vitamin A có trong các trứng, gan. . . Rau quả có màu vàng, đỏ, da cam vừa là nguồn cung cấp caroten (tiền vitamin A) vừa là nguồn cung cấp vitamin C. Để đảm bảo nhu cầu vitamin cần cho trẻ ǎn rau, quả thường xuyên.
Cần lưu ý một số điểm sau khi chăm sóc trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Thức ǎn cần chế biến từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều để trẻ quen dần. Khi trẻ đã mọc rǎng hàm, cần tạo điều kiện cho trẻ luyện rǎng, luyện cơ nhai. Do vậy không cần thiết phải cho mọi thức ǎn vào máy xay sinh tố nghiền nát. Mà mẹ nên thái, bǎm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa, nấu từ rất mềm đến mềm vừa đến cứng. Vừa để tạo cảm giác ngon miệng và giúp rǎng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa phát triển.
– Sau khi cai sữa cần có chế độ ǎn riêng cho trẻ, không bắt trẻ ǎn chung quá sớm với người lớn sẽ ảnh hường tới tiêu hóa của trẻ, đặc biệt là lượng muối trong thức ăn.
– Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng.
– Hạn chế cho trẻ ǎn đồ ngọt (đường, bánh kẹo). Đường ngọt làm cho trẻ có cảm giác no giả tạo nên không muốn ǎn các thức ǎn khác. Mặt khác nó còn ứ lại trong miệng rồi chuyển thành axit dễ làm hỏng rǎng. Chỉ nên cho trẻ ǎn bánh, kẹo sau bữa ǎn.
– Cần cho trẻ uống đủ nước: 100ml/kg/ngày, nước giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt các loại dinh dưỡng. Nước còn có vai trò vận chuyển giúp thải trừ các sản phẩm cặn bã, độc hại của quá trình chuyển hóa ra khỏi cơ thể.