Khi về già, hiện tượng mà người ta gọi là “thoái hoá” xương khớp xuất hiện. Chức năng sinh lý của người lớn tuổi cũng như các vi chất tồn tại, tích lũy trong cơ thể ngày một suy giảm. Trong khi đó sự bù đắp lại các dưỡng chất này rất hạn chế. Do vậy hệ thống xương, khớp, gân, vỏ xương, bao khớp và dịch khớp cũng dần dần suy giảm theo thời gian. Xương sẽ trở nên ngày càng giòn, phần vỏ xương cũng bị mỏng hơn do không được cung cấp đủ canxi. Vì vậy, chỉ với một tác động nhỏ, thậm chí là ngã nhẹ cũng có thể khiến người cao tuổi gặp chấn thương ở xương khớp. Do đó cần lưu ý sớm có các biện pháp phòng ngừa gãy xương ở người cao tuổi.
Gãy xương là tình trạng phổ biến với người cao tuổi
Tình trạng gãy xương xảy ra ở người cao tuổi là khá phổ biến. Với người già, khi bị gãy xương thì khả năng phục hồi chậm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Trong cơ thể người các xương liên kết chặt chẽ với nhau và tạo thành một cái khung cứng nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Đồng thời khung xương cũng giúp bảo vệ các cơ quan quan trọng như não bộ và tủy sống khỏi chịu sự tổn thương khi có tác động từ bên ngoài.
Chức năng sinh lý của người cao tuổi cũng như các vi chất tồn tại, tích lũy trong cơ thể ngày một suy giảm. Do các hormon ngày một giảm dần theo năm tháng. Trong khi đó sự bù đắp lại rất hạn chế. Do vậy hệ thống xương, khớp, gân, vỏ xương, bao khớp và dịch khớp cũng dần dần suy giảm. Gây nên hiện tượng mà người ta gọi là “thoái hoá”.
Chất lượng xương càng giảm
Xét về mặt cấu tạo, xương được tạo thành chủ yếu từ canxi, chất nền hữu cơ collagen và các phức hợp protein cùng một số loại khoáng chất khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Theo tiến trình lão hóa tự nhiên của thời gian, khả năng trao đổi chất trong cơ thể ngày càng giảm. Hàm lượng collagen, chất đạm và collagen cũng giảm theo. Khiến cho chất lượng xương không còn như trước. Chính vì vậy khi chúng ta càng lớn tuổi thì mật độ xương giảm. Xương mỏng, giòn và dễ chịu tổn thương. Ngay cả khi có va đập nhẹ. Đây chính là lý do giải thích vì sao người già dễ bị gãy xương.
Thoái hoá xương do thiếu hoặc giảm dần các chất như collagen, protein (đạm), canxi, lượng máu đi đến hệ thống xương khớp cũng suy giảm. Vì vậy chỉ cần có một tác động đủ mạnh vào hệ thống xương là có thể gây gãy xương.
Trong sinh hoạt hằng ngày do môi trường xung quanh họ không được an toàn. Ví dụ như nhà chật chội, các đồ đạc sắp xếp không gọn gàng làm cho người cao tuổi; nhất là những người có sức khỏe yếu, đi lại khó khăn dễ bị vấp phải các dụng cụ, đồ đạc.
Một số vị trí thường xảy ra gãy xương
Tình trạng gãy xương ở người già chủ yếu xảy ra ở các vị trí. Khi bị gãy xương thì vùng xương bị gãy thường đau nhức. Có vết bầm tím do tụ máu. Hoặc có thể không cử động được do xương lệch hẳn đi nơi khác. Gặp tình trạng này cần đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện. Để kiểm tra và chữa trị để xương sớm lành lại.
Một số loại gãy xương thường xảy ra:
- Gãy xương đùi, xương bánh chè
- Gãy đầu dưới xương quay
- Gãy cột sống, đốt sống ở vị trí thứ 3-4-5
- Gãy xương thái dương, xương hàm và các cấu trúc tiếp giáp, xương mũi
- Gãy mỏi khối xương bàn chân
- Gãy xương ổ mắt
- Gãy xương sườn
- Gãy xương răng
Chấn thương hệ cơ xương khớp có thể xảy ra đơn độc hoặc là một phần trong đa chấn thương (xem Tiếp cận bệnh nhân chấn thương). Hầu hết các chấn thương hệ cơ xương khớp gây ra bởi vật tù, nhưng tất nhiên các vật sắc nhọn cũng có thể gây tổn thương hệ này.
Những biệt pháp phòng tránh gãy xương cho người già
- Để phòng tránh gãy xương cho người già, cần có những biện pháp thiết thực
- Tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra như ngã, vấp té. Để hạn chế được những rủi ro này thì cần thay đổi lại môi trường sống và sinh hoạt của người già như để phòng ngủ ở dưới tầng một, nơi gần nhà tắm; Sàn nhà nên lót thảm và hạn chế ẩm ướt; Vào nhà tắm nên mang dép để tránh bị trơn trượt; đeo kính lão….
- Không mang vác vật nặng quá sức.
- Kiểm soát tốt cân nặng để tránh làm gia tăng áp lực lên hệ cơ xương khớp khiến xương ngày càng yếu đi.
- Lao động, vận động ở tư thế đúng.
- Luyện tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút để cải thiện sức khỏe và giúp xương khớp được cứng chắc hơn. Nên chọn các bộ môn vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, tập yoga….
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và vitamin C. Nếu cần thiết hãy uống sữa bổ sung canxi để phòng ngừa loãng xương.
Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kì nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về xương khớp.