Các kỹ sư của Nhật Bản đã phá kỷ lục của thế giới dành cho xếp hạng tốc độ Internet nhanh nhất. Khi đã thành công đạt được tốc độ truyền dữ liệu là 319 terabit/giây (Tb/s) qua các sợi cáp quang. Kỷ lục nãy được thiết lập với trên hơn 3.000 km sợi cáp quang. Và phù hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng cáp quang hiện có. Tốc độ mới đạt được nhanh gấp gần hai lần so với kỷ lục trước đây đó là 178 Tb/s. Kỷ lục đạt được cách đây là chưa đầy một năm. Và tốc độ nhanh gấp 7 lần so với kỷ lục trước nữa là 44,2 Tb/s từ các chip quang học. Chi tiết mời các bạn theo dõi trong bài viết dưới đây của thgzurs.com.
Nhóm nghiên cứu Nhật Bản và giải pháp công nghệ
Nhóm nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông Quốc gia Nhật Bản. Đạt đột phá mới về tốc độ đường truyền thông qua sử dụng cơ sở hạ tầng cáp quang hiện nay. Kết hợp với công nghệ tiên tiến. Họ dùng 4 lõi, ống thủy tinh truyền dữ liệu bên trong sợi cáp. Thay vì một lõi như tiêu chuẩn. Tín hiệu được chia thành nhiều bước sóng truyền. Đồng thời, ứng dụng kỹ thuật mang tên ghép kênh phân chia bước sóng (WDM). Các nhà nghiên cứu cũng dùng nhiều công nghệ khuếch đại quang học để kéo dài khoảng cách truyền dữ liệu.
Hệ thống bắt đầu hoạt động với một thiết bị laser hình lược tạo ra 552 kênh ở những bước sóng khác nhau. Ánh sáng này sau đó truyền qua điều biến phân cực kép. Làm chậm một số bước sóng để tạo ra các chuỗi tín hiệu khác nhau. Mỗi chuỗi tín hiệu sau đó truyền vào một trong 4 lõi của sợi cáp quang.
Giải pháp phù hợp với cơ sở hạ tầng cáp quang hiện nay
Dữ liệu truyền dọc khoảng 70km sợi cáp quang trước khi gặp thiết bị khuếch đại quang học. Để duy trì tín hiệu mạnh suốt quãng đường dài. Tại đây, dữ liệu truyền qua hai loại thiết bị khuếch đại quang học. Một loại là bộ khuếch đại sợi pha tạp erbium và loại còn lại pha tạp thulium. Trước khi trải qua quá trình chung gọi là khuếch đại Raman. Chuỗi tín hiệu được dẫn vào đoạn mới của cáp quang. Quá trình lặp lại cho phép nhóm nghiên cứu truyền dữ liệu qua khoảng cách 3.001km.
Sợi cáp quang 4 lõi có đường kính tương tự cáp quang một lõi tiêu chuẩn nếu tính cả vỏ bảo vệ. Điều đó có nghĩa công nghệ này có thể áp dụng với cơ sở hạ tầng cáp quang hiện nay. Nhóm nghiên cứu công bố thành tựu trên tạp chí International Conference on Optical Fiber Communications.
Đơn vị terabit/giây
Terabyte (xuất phát từ tiền tố tera- và thường được viết tắt là TB. Là một thuật ngữ đo lường để chỉ dung lượng lưu trữ máy tính. Giá trị của một terabyte dựa trên cơ số thập phân (cơ số 10) và được định nghĩa là một ngàn tỷ (1.000.000.000.000) byte, hay 1000 gigabyte.
Một terabyte đôi khi có nghĩa tương đương với 1099 x 109 byte. Sự khác nhau này xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa truyền thống lâu dài sử dụng tiền tố nhị phân và cơ số 2 trong giới tin học, và tiêu chuẩn thập phân (SI) trực quan và phổ biến hơn đã được chấp nhận rộng tại trong ngành công nghiệp. Các tổ chức tiêu chuẩn như IEC, IEEE và ISO đề nghị sử dụng thuật ngữ thay thế là tebibyte (TiB) để biểu thị số đo truyền thống cho 10244 byte, hay 1024 Gibibyte, dẫn đến những định nghĩa sau:
- Theo tiêu chuẩn SI và cách dùng hiện nay, một terabyte chứa 1.000.000.000.000 byte = 10004 hay 1012
- Theo số học nhị phân và theo truyền thống, một terabyte chứa 1.099.511.627.776 byte = 10244hay 240 Lượng số này hiện nay được dùng thay thế là tebibyte, để tránh nhầm lẫn.
Dung lượng của thiết bị lưu trữ máy tính được quảng cáo, từ trước đến nay luôn sử dụng giá trị tiêu chuẩn SI.