Mẹo giúp các mẹ có cách xử lý khi con mình lên cơn ăn vạ

Mẹo giúp các mẹ có cách xử lý khi con mình lên cơn ăn vạ

Chắc hẳn ông bố bà mẹ nào cũng từng rơi vào trường hợp đứa trẻ đang vui vẻ bỗng nhiên hét khản cổ vì những lý do ngớ ngẩn. Bạn làm gì khi một đứa trẻ ăn vạ? Làm thế nào để bạn đối phó với trẻ em hoặc xử lý trẻ ăn vạ? Làm thế nào để chúng ta tránh thói quen xấu này? Đây là một trong những câu hỏi phổ biến nhất của nhiều bậc cha mẹ khi có con nhỏ. Khi con cái lên cơn ăn vạ các bậc cha mẹ rất dễ nổi nóng. Điều duy nhất mà cha mẹ cần làm là giữ bình tĩnh trước những đòi hỏi của trẻ. Từ đó, bạn sẽ biết cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Tại sao trẻ hay ăn vạ?

Ăn vạ là một phần bình thường của sự trưởng thành. Đa số các trường hợp thường xảy xa khi trẻ lên 3 hoặc 4 tuổi. Các tình huống trẻ ăn vạ chủ yếu là do trẻ muốn cái gì đó hoặc làm gì đó nhưng không được bố mẹ cho phép nên tỏ ra khó chịu, hờn dỗi, khóc lóc, tức giận hoặc chống đối. Đối với trẻ mới biết đi, ăn vạ là một cách thể hiện sự thất vọng. Khi trẻ mệt mỏi, đói, khát nước hoặc phải rời xa bố mẹ thì trẻ rất dễ ăn vạ.

Tại sao trẻ hay ăn vạ?

Còn với trẻ lớn hơn, đó có thể là một hành vi được học và dần dần trở thành thói quen khi mà bố mẹ nuông chiều và luôn đáp ứng lại mỗi khi trẻ ăn vạ. Do nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế nên trẻ em chưa hiểu được vì sao bố mẹ lại hành động như vậy, trẻ chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu của mình. Đó là điều rất dễ hiểu. Trẻ ăn vạ thường biểu hiện bằng sự khóc lóc, tức giận lý do là vì vốn từ ngữ của trẻ còn ít. Trẻ không biết hoặc nói không rõ được cái mình muốn hoặc làm sao để diễn tả cảm xúc bản thân chính xác.

Làm gì khi trẻ ăn vạ?

Phớt lờ lúc bé ăn vạ

Có 1 sự thật là ba mẹ thường mất bình tĩnh khi con có những biểu hiện tiêu cực và tỏ ra quan tâm, dỗ dành và giải thích cho con. Vô tình khiến cho trẻ có suy nghĩ là những hành động đó của trẻ là đúng đắn và sẽ tiếp tục. Bạn hãy thử phớt lờ trước những hành vi tiêu cực đó của trẻ, để mặc con khóc, không dỗ dành, không quát mắng, không làm gì hết.

Việc của bạn là hãy ở gần bé, quan sát bé và đảm bảo rằng bé con vẫn được an toàn. Chắc chắn một điều là con sẽ không thể khóc được mãi, trong lúc khóc vẫn tò mò quan sát xung quanh. Lúc cơn giận dỗi của bé đã lắng xuống bạn hãy lại gần và bày ra một vài trò chơi để đánh lạc hướng và “quên” mất là mình đang ăn vạ.

Ở bên trẻ chờ trẻ qua cơn giận

Nhiều bố mẹ vì sốt ruột với tiếng khóc của con mà yêu cầu/dỗ con “nín ngay”. Nhưng kết quả nhận lại là bé càng khóc to. Vì thế, đôi khi cách tốt nhất là bạn yên lặng ở bên cạnh con, để con yên tâm. Nhưng lúc này cố gắng đừng nhìn vào mắt con. Đừng vội chạm vào khi con vẫn đang gào khóc. Hãy tập trung vào việc mà bạn đang làm.

Bạn nên giúp con gọi đúng tên cảm xúc

Bạn nên giúp con gọi đúng tên cảm xúc

Giúp con gọi tên cảm xúc, cho con thấy bạn thấu hiểu những gì con đang cảm nhận. Đôi khi các bé cáu giận đơn giản vì mệt, đói; lúc này bố mẹ không nên sử dụng hình phạt nghiêm khắc (như là phạt ngồi góc). Mà nên an ủi, vỗ về, giúp bé thư giãn. Đây là cơ hội để bố mẹ dạy cho bé biết khi mệt. Con cảm thấy thế nào và con nên làm gì thay vì cáu giận với người khác.

Nên giải thích rõ ràng với trẻ

Sẽ không có ích gì khi bạn giải thích, nói lý lẽ khi con đang khóc lóc. Bởi não bộ của trẻ lúc này tập trung hoàn toàn vào cơn giận; không đủ tỉnh táo để tiếp nhận những gì người khác nói. Đôi khi khóc lóc là một cách giúp bé giải tỏa cảm xúc.  Với trẻ lớn, không cần giải thích dài dòng nhưng cũng không nên nói “không”. Mà không kèm theo lời giải thích thỏa đáng nào. Hãy nói vì sao bạn không muốn trẻ ăn vạ hoặc làm theo ý của trẻ.

Bắt đứa trẻ chọn lựa

Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, hãy hỏi trẻ xem liệu có phải trẻ đang làm sai và tự giải thích điều trẻ muốn. Cố gắng khuyến khích trẻ nói ra. Cho bé các sự lựa chọn để bé tự quyết định và có cảm giác được kiểm soát chính mình. Chẳng hạn như: nếu con muốn ăn cái này thì con sẽ không ăn cơm nữa, nếu con muốn có đồ chơi này thì sẽ không được chơi trò gì đó nữa (trò mà trẻ ưa thích).

Hy vọng bài viết của chúng tôi mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *