Phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả cho trẻ

Muỗi Culex là con đường trung gian lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh lý truyền nhiễm lây truyền qua muỗi Culex. Bệnh viêm não Nhật Bản có thể gặp ở nhiềi đối tượng nhưng nhiều nhất vẫn là trẻ em dưới 15 tuổi. Và bệnh thường diễn ra ở mọi thời điểm trong năm nhưng đỉnh là vào tháng 6 và tháng 7. Đây là một trong những bệnh gây nhiễm trùng lên hệ thần kinh trung ương và chưa có điều trị đặc hiệu. Do đó trong bài viết này sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh biện pháp phòng chống viêm não Nhật Bản hiệu quả cho trẻ.

Tìm hiểu viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh do một loại vi rút thuộc họ Togaviridae ở trong nhóm B của các Flavivirus gây ra. Vi rút viêm não Nhật Bản xâm nhập vào cơ thể con người qua vết đốt của muỗi truyền bệnh.

Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Dấu hiệu của bệnh thường đa dạng, khoảng 200- 300 ca thể ẩn sẽ gặp 1 ca viêm não Nhật Bản điển hình với thời gian ủ bệnh từ 5 – 15 ngày ( thường 1 tuần), khởi phát 1 – 4 ngày với dấu hiệu sốt, đau đầu, nôn; giai đoạn toàn phát kéo dài 1 – 2 tuần với sốt cao 39 – 40 độ C, thay đổi ý thức ( li bì, hôn mê), có các triệu chứng thần kinh ( co giật, liệt, rối loạn thần kinh thực vật), có các dấu hiệu màng não, liệt chi, dấu hiệu tháp,… Bệnh tiên lượng xấu, có thể tử vong đến 20 – 30%, 70 – 80% sống với 50% di chứng tàn tật ( 30% rối loạn vận động, 20% co giật, 20% rối loạn nhận thức hay ngôn ngữ) ; 50% không có hay có di chứng tàn tật nhẹ ( khó khăn học tập, có vấn đề trong ứng xử và di chứng thần kinh khác).

Bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền qua đâu

Vi rút viêm não Nhật Bản được nhân lên trong một chu kì giữa muỗi và vật chủ khuếch đại, chủ yếu là lợn (heo) và chim cao cẳng. Số lượng vi rút phát triển tăng lên đủ số lượng cần thiết trong vật chủ. Tiếp theo sẽ truyền từ vật chủ này sang vật chủ kia qua trung gian muỗi đốt. Người là vật chủ ngẫu nhiên, và vi rút này sẽ không phát triển đến các giai đoạn mong muốn. Do đó, muỗi không truyền vi rút trực tiếp từ người này sang người khác.

Bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền qua đâu

Có hơn 30 loài muỗi trung gian truyền bệnh vi rút viêm não Nhật Bản, đặc biệt là Culex tritaeniorhynchus. C. tritaeniorhynchus thường sinh sản trên ruộng lúa, đầm lầy và các vũng nước nông khác. Đây là muỗi cắn vào buổi tối và ban đêm.

Nguy cơ nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản thì cao nhất ở các vùng nông thôn, nông nghiệp. Một số trường hợp viêm não Nhật Bản đôi khi được báo cáo từ các khu vực thành thị.

Triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản

Biểu hiện nặng nề nhất của nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản là viêm não cấp tính. Các dạng bệnh nhẹ hơn như viêm màng não vô khuẩn. Hoặc sốt không đặc hiệu kèm theo đau đầu thường xảy ra nhiều hơn. Sau thời gian ủ bệnh từ 5 – 15 ngày. Các triệu chứng ban đầu thường không đặc hiệu và có thể bao gồm:

– Sốt.

– Tiêu chảy.

– Nghiêm trọng sau đó là đau đầu.

– Nôn mửa và suy nhược toàn thân.

Trong vài ngày tới, tình trạng tâm thần thay đổi bao gồm:

– Hành vi bất thường.

– Rối loạn tâm thần cấp.

– Liệt nửa người, liệt dây thần kinh sọ.

Nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê và một số cần hỗ trợ thở máy.

Triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản

Cách điều trị bệnh viêm não Nhật Bản

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm não Nhật Bản. Và hiện nay chỉ điều trị hỗ trợ chủ yếu là điều trị triệu chứng như chống phù nề não, an thần cắt cơn giật, hạ nhiệt, hồi sức hô hấp và tim mạch, chống bội nhiễm. Chính vì vậy khi bệnh nhân mắc bệnh viêm não Nhật Bản thì tỉ lệ tử vong cao và di chứng về thần kinh sau này.

Di chứng sau bệnh viêm não Nhật Bản

Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân thể viêm não nhập viện là khoảng 20 – 30%, thường xảy ra sau một thời gian hôn mê kéo dài. Trong số những người sống sót, di chứng thần kinh xảy ra trong ít nhất 30 – 50%.

Các di chứng phổ biến nhất bao gồm:

– Các vấn đề tâm thần và co giật tái phát.

– Suy giảm nghiêm trọng về nhận thức hoặc ngôn ngữ.

– Khó khăn trong vấn đề học tập và tiếp xúc với môi trường xã hội, trở lại với cuộc sống trước khi mắc bệnh.

Biện pháp phòng ngừa viêm não Nhật Bản

Virus lây qua trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Culex. Vì vậy, để phòng bệnh, mọi người cần:

– Không nên cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc.

– Thường xuyên rửa tay với xà phòng, ăn chín, uống chín.

– Nên ngủ màn cả ban ngày và ban đêm đề phòng muỗi đốt.

– Vệ sinh môi trường, chuồng trại sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.

– Thực hiện tốt việc cách ly cũng như hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.

Các biện pháp bảo vệ cá nhân để ngăn ngừa muỗi đốt rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh. Việc tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản là biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Theo thống kê và nghiên cứu, trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản cao nhất. Để phòng ngừa một cách tốt nhất. Trẻ nên được tiêm mũi nhắc lại theo định kỳ 3 năm/lần cho đến khi đủ 15 tuổi.

Các loại vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ

Hiện nay đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản là Jevax 1ml và Imojev 0.5ml.

Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (JEVAX) là vắc xin bất hoạt. Được chỉ định tiêm cho trẻ từ 1 tuổi đến dưới 15 tuổi theo phác đồ:

– Mũi 1: khi trẻ tròn 12 tháng tuổi trở lên.

– Mũi 2: sau khi tiêm mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.

– Mũi 3: sau khi tiêm mũi thứ 2 ít nhất 1 năm.

– Sau đó nhắc lại mỗi 3 năm 1 lần cho đến 15 tuổi.

Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Imojev: là vắc xin sống, giảm độc lực, tái tổ hợp với virus sốt vàng. Vắc xin được chỉ định phòng ngừa cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên:

– 9 tháng – 18 tuổi: 2 liều cách nhau 12 – 24 tháng.

Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Các bậc phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đi tiêm đúng lịch. Tiêm đủ liệu trình và theo đúng phác đồ sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *