Dược điển Đức ghi: Chế phẩm từ rễ ngưu bàng được dùng để chữa các bệnh về hệ tiêu hóa và đau dạ dày, thấp khớp, làm long đờm (ra mồ hôi), làm mát huyết, lợi tiểu, viêm da (mẩn ngứa, chàm, vảy nến) Tại Hoa Kỳ, lá hoặc hạt của rễ cây ngưu bàng được dùng hàng ngày như trà để ngăn ngừa ung thư.
Theo tác giả Trung Quốc: “Ngưu bàng là một trong những vị thuốc giải độc”. Cao thuốc rễ của ngưu bàng chữa bệnh tiểu đường, mụn nhọt. Rượu rễ cây ngưu bàng có thể điều trị bệnh viêm khớp. Canh dưỡng sinh ngưu bàng (rễ ngưu bàng, cà rốt, nấm đông khô) được coi là thần dược với khả năng ngăn ngừa và điều trị ung thư.
Củ ngưu bàng – “nhân sâm” của người Nhật
Củ ngưu bàng (cây ngưu bàng) được gọi như vậy là bởi củ có vỏ sần sùi, xấu xí như da trâu. Ngoài ra, củ ngưu bàng còn có tên gọi khác là ngưu báng, đại hao, hắc phong tủ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, củ ngưu bàng có tên danh pháp ArctumLappa thuộc họ thực vật Asteraceae. Cây ngưu bàng là cây thân thảo lớn, sống khoảng 2 năm, thường mọc hoang. Các lá có màu lục sẫm, khá lớn, cánh to, hình trứng với các lá phía dưới có hình tim, phủ lông tơ ở mặt dưới; cuống lá rỗng. Mỗi cây ngưu bàng trưởng thành chỉ cao khoảng 45cm.
Đây là một loại rau, vị thuốc được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản, Triều Tiên, một số địa phương Hàn Quốc và một số nước ở châu Âu, châu Á.
Tại Việt Nam, cây ngưu bàng từng được tìm thấy ở Lào Cai, song số lượng rất ít. Trước đây cũng có người từng mang cây ngưu bàng về trồng ở đất Lâm Đồng nhưng không thành công. Tuy nhiên đến năm 2017, cây ngưu bàng đã được ươm giống và trồng thành công tại Hà Nội nhằm phục vụ mục đích làm dược phẩm.
Cách dùng ngưu bàng trong chữa bệnh
Thuốc bột ngưu bàng
Chữa viêm thận cấp, viêm họng, dị ứng mẩn ngứa:
Ngưu bàng tử (1/2 sao 1/2 sống), bèo cái sao khô lượng bằng nhau. Tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 5g pha với nước ấm, ngày 3 lần.
Ung thư vú:
Ngưu bàng tử 60g, sao vàng tán bột. Ngày uống 2- 3 lần. Mỗi lần 6-8g.
Ung thư trực tràng:
Ngưu bàng căn (rễ) 20g, xích tiểu đậu 8g, đương quy 12g, đại hoàng 6g, bồ công anh 12g. Các vị tán bột, uống mỗi lần 6-10g. Ngày 2-3 lần.
Ung thư cổ tử cung:
Rễ ngưu bàng 20g, chử thực tử 20g. Các vị tán bột, uống mỗi lần 6-8g ngày.
Thuốc sắc ngưu bàng
Điều trị ung thư phổi:
Ngưu bàng tử 20g, sơn đậu căn 15g, thiên môn đông, bán chi liên, mỗi vị 30g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Trị ngoại cảm phong nhiệt (sốt, ho có đờm, viêm họng):
Ngưu bàng tử, kim ngân hoa, liên kiều, đạm đậu xị, mỗi vị 8-12g. Cát cánh, trúc diệp, bạc hà mỗi vị 8-12g, kinh giới tuệ 4-6g cam thảo 2-4g. Sắc uống.
Hoặc dùng bài: Ngưu bàng tử, kim ngân hoa, mỗi vị 12g. Liên kiều, kinh giới, bạc hà mỗi thứ 8g. Cam thảo 4g. sắc uống.
Thuốc dùng ngoài
Lá và rễ sắc đặc để xông ngâm trĩ
Lá tươi ngâm rượu (10 lá/100ml rượu) 1 tuần dùng bôi chữa ngứa
Lá hoặc rễ 5-10g, nấu với 200ml nước còn 100ml, súc miệng chữa viêm nha chu (nhiệt miệng, viêm lợi)
Lá ngưu bàng tươi, giã đắp vào nơi tổn thương (mụn, nhọt, áp xe, vết côn trùng cắn).
Rễ ngưu bàng dùng tươi nấu làm nước rửa vết thương (nấm bàn chân, chàm và chàm bội nhiễm, hắc lào.)
Hạt ngưu bàng, giã nhỏ hòa rượu trị bệnh phong (kinh nghiệm của người Châu Âu từ thế kỷ 14).
Hạt ngưu bàng pha hãm như nước trà dùng để rửa mặt trị mụn, mẩn ngứa.
Rễ ngưu bàng nấu chín, pha nước tắm, giúp ra mồ hôi, chữa mẩn ngứa làm sạch da, mềm da; xông chữa mụn trên mặt (Kinh nghiệm phổ biến ở Nhật).
Trà ngưu bàng
Phục hồi sức khỏe sau sinh, sau phẫu thuật, cơ thể suy nhược: Lá rễ thái nhỏ. Sắc uống (tỷ lệ 1 ngưu bàng 10 nước).
Trị viêm da sưng tấy, ngứa (dị ứng), viêm mũi họng: Ngưu bàng tử 30g ngân hoa 50g. Sắc uống .
Giải nhiệt độc, nóng trong, môi khô, miệng khát, sốt cao: Ngưu bàng căn tươi 200g, thái nhỏ, xay nhỏ, lọc lấy nước uống. Có thể phối hợp nước ngó sen tươi hòa chung vào.
Cháo ngưu bàng
Chữa viêm họng, viêm amidan, viêm tuyến nước bọt, sởi, thủy đậu: Ngưu bàng căn 30g sắc lấy 100ml nước (bỏ bã). Nấu cháo riêng. Khi cháo chín cho nước cốt ngưu bàng vào. Sôi lại. Ngày ăn 2 lần, ăn trong 5-7 ngày.
Chữa cảm làm ra mồ hôi, viêm họng cấp, nhức đầu, liệt thần kinh mặt giai đoạn đầu: Ngưu bàng tử 10g, kinh giới 8g, bạc hà 8g sắc lấy nước bỏ bã cho gạo tẻ vào nấu lại, được cháo loãng. Ăn nóng.