Tham khảo các cách từ chối yêu cầu của con cái một cách khéo léo nhất

Tham khảo các cách từ chối yêu cầu của con cái một cách khéo léo nhất

Cha mẹ có những hành động không đúng mực có thể gây tổn thương tâm lý cho trẻ, khiến trẻ trở nên nhút nhát, rụt rè. Có nhiều cách để từ chối yêu cầu của trẻ một cách lịch sự thay vì nói “không” làm tổn thương trẻ. Từ chối yêu cầu của trẻ một cách khéo léo là điều cha mẹ nên làm vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Có nhiều cách thay vì nói thẳng “không” vì nó sẽ làm tổn thương trẻ. Hãy tham khảo cách từ chối trẻ mà không hại trẻ qua bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

Những điều bố mẹ cần làm khi phải từ chối trẻ

Những điều bố mẹ cần làm khi phải từ chối trẻ

Để lời từ chối có hiệu quả mà không khiến trẻ cảm thấy quá hụt hẫng, bố mẹ nên:

  • Nêu lý do trước: Nếu bố mẹ quyết định từ chối, hãy nói rõ lý do. Như vậy, trẻ sẽ hiểu được quyết định của bố mẹ. Bởi nếu trẻ phải nghe lời từ chối rồi và cảm thấy thất vọng, thì trẻ có thể sẽ không muốn nghe hoặc chấp nhận lý do mà bố mẹ sẽ nêu ra sau đó.
  • Kiên định với quyết định của mình: Nếu bố mẹ dễ dàng đổi ý, trẻ sẽ nghĩ rằng lời từ chối cũng chưa phải là quyết định cuối cùng. Do đó, trẻ sẽ muốn kèo nhèo hoặc tranh cãi. Đặc biệt, nếu bố mẹ nhượng bộ khi trẻ mè nheo. Trẻ sẽ biết sử dụng “chiêu” này vào các lần tiếp theo.
  • Cho trẻ một phương án thay thế, nếu có thể: Ví dụ: “Bố mẹ không thể mua món đồ chơi này cho con được vì nó đắt quá. Mình về nhà, xong bố mẹ sẽ làm cho con món bánh cam con thích nhé!”.
  • Nhận xét tích cực về trẻ: Nếu trẻ chấp nhận lời từ chối của bố mẹ. Bố mẹ hãy khen ngợi con thật nhiều. Ví dụ: “Bố mẹ rất vui vì con nói “Vâng ạ”, dù chúng ta không mua món đồ chơi đó”.

Cách nói “không” bậc làm cha mẹ có thể tham khảo

  1. Thay vì quát mắng, hãy nhẹ nhàng và đề nghị con thực hiện yêu cầu của mình một cách lịch sự.
  2. Khuyến khích con hãy tự mình đạt được những yêu cầu bản thân.
  3. Giải thích cho con hiểu rằng không nhất thiết phải có được một món đồ cụ thể nào đó vì còn có rất nhiều thứ khác thú vị hơn nhiều.
  4. Dạy cho trẻ biết kiên nhẫn khi muốn được đáp ứng một điều gì đó. Để bé hiểu rằng phải làm việc chăm chỉ thì mới có thể đạt được mục tiêu của mình.
  5. Cha mẹ không nên nhượng bộ khi con khóc lóc ăn vạ. Hãy dạy con bạn tính kỷ luật nhưng đừng quên lắng nghe yêu cầu của chúng.
  6. Có nhiều cách khéo léo để nói “không”. Thay vì thẳng thừng nói “không” với con bạn.

Làm thế nào để ít phải từ chối trẻ?

Làm thế nào để ít phải từ chối trẻ?

Một trong những cách tốt nhất để trẻ chấp nhận lời từ chối là bố mẹ hãy hạn chế từ chối. Khi bố mẹ chỉ nói “không” với những vấn đề thật sự quan trọng, thì trẻ biết rằng lời từ chối là một chuyện nghiêm túc.

Để giảm số lần phải nói “không” với trẻ, bố mẹ nên:

  • Đặt những quy tắc cơ bản. Ví dụ, trước khi cho trẻ đi siêu thị; bố mẹ nên giải thích lý do tại sao mình lại tới nơi đó. Đồng thời, bố mẹ hãy dặn trẻ về cách cư xử cũng như một số nguyên tắc về việc không đòi mua đồ.  Chẳng hạn, bố mẹ có thể nói: “Khi nào đi siêu thị về thì mẹ con mình sẽ ăn kem nhé!”. Bằng cách này, bố mẹ có thể hạn chế được số lần phải từ chối trẻ.
  • Đồng ý nếu mong muốn của trẻ là hợp lý. Ví dụ: “Mẹ đồng ý là con có thể mời bạn Hiền tới chơi; nếu bố mẹ bạn ấy cũng cho phép nhé!”.
  • Hãy “thương lượng” để có giải pháp khác thay vì từ chối thẳng thừng. Nhưng chỉ khi trẻ có thái độ hợp tác. Ví dụ: “Hôm nay nhà mình không đi công viên được. Nhưng ngày mai thì chúng ta có thể đi, con thấy thế nào?”.

Thgzurs.com cám ơn bạn đã đọc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *