Nhật bản là nước có một nền giáo dục và chăm sóc con tốt và được nhiều bà mẹ trên thế giới ngưỡng mộ và họ theo. Trong đó, các mẹ Việt Nam cũng nắm bắt được sư ưu tú trong các phương pháp chăm con của mẹ Nhật để học theo. Phương pháp cho con ăn dặm kiểu Nhật được các mẹ khá ưa chuộng. Việc rây đồ ăn khá mất công nhưng lại giúp con có thể cảm nhận được vị tươi ngon của đồ ăn. Tập khả năng nhai nuốt ngay từ nhỏ. Con sẽ cảm thấy hứng thú với bữa ăn vì mỗi ngày sẽ cảm nhận được một mùi vị riêng của từng món. Lợi ích là vậy nhưng nhiều mẹ vẫn chưa hiểu đúng và làm đúng theo phương pháp ăn dặm khoa học này.
Chính vì vậy, thgzurs chia sẻ tới các bạn thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm theo kiểu Nhật mà mẹ nên biết. Chúc mẹ sẽ thành công với phương pháp ăn dặm này nhé.
Thời điểm bắt đầu cho con ăn dặm và những biểu hiện cho thấy con nên được ăn dặm
Thời điểm bắt đầu cho con ăn dặm kiểu Nhật
Mỗi ngày một lần, thực đơn ăn dặm của bé sẽ bắt đầu với một muỗng nhỏ cháo loãng, sau đó sẽ tăng dần số lượng khi bé quen dần. Còn gì nữa nhỉ? Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5-6 tháng tuổi sẽ có gì đặc biệt? Tham khảo ngay mẹ nhé!
Theo khuyến cáo, 5-6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có sự phát triển của riêng mình, có bé bắt đầu ăn sớm, có bé sẽ ăn trễ hơn. Chính vì vậy, thay vì cứ “chăm chăm” vào một mốc thời gian nhất định, mẹ nên quan sát một số biểu hiện của con, để chắc chắn bé đang muốn đa dạng hóa bữa ăn của mình.
Những biểu hiện mà mẹ nên quan sát khi con nên được ăn dặm
Mẹ nên bắt đầu khi bé có thể ngồi vững, kiểm soát tốt đầu, cổ, mở miệng mỗi khi mẹ đưa muỗng vào, và có khả năng dùng lưỡi đẩy. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đến tay và mắt của con mỗi khi nhìn thấy thức ăn. Bé có nhiệt tình “theo dõi” mỗi khi có ai ăn uống? Hay bé có cố gắng dùng tay bắt lấy thức ăn? Nếu câu trả lời là có, cục cưng của bạn đã sẵn sàng ăn dặm rồi đấy! Ăn dặm kiểu Nhật, tập cho bé như thế nào? Mẹ đã từng nghe qua phương pháp ăn dặm kiểu Nhật lần nào chưa? Phương pháp này được khá nhiều mẹ ở Việt Nam áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công.
Thực phẩm ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi trở lên
Mẹ nên cố gắng cân bằng 3 nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn của con, bao gồm: bột, đạm, và vitamin, theo chuẩn “vàng – đỏ – xanh”. Nhớ luân phiên đổi món để con tập làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau, mẹ nhé!
Mẹ có thể cho con bắt đầu với những món sau:
– Tinh bột: cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây
– Đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai
– Vitamin: cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây
Các mẹ nên bắt đầu như thế nào khi cho con ăn dặm kiểu Nhật
Mẹ nên bắt đầu với một muỗng nhỏ, và tăng dần khi bé đã quen
Tuần thứ 1
Để bé tập quen dần, mẹ nên bắt đầu với cháo loãng, xay nhuyễn trong suốt tuần đầu tiên. Trong 1-2 ngày đầu, mẹ chỉ nên cho con ăn 1 muỗng cháo nhỏ, khoảng 5 ml, mỗi ngày 1 lần. Khi bé quen dần, mẹ có thể tăng thêm 1-2 muỗng mỗi lần ăn.
Tuần thứ 2
Ngoài cháo loãng, mẹ có thể bắt đầu cho bé thử một số loại rau, trái cây mềm, dễ tiêu như cà rốt, bí đỏ, chuối… Cho bé ăn từng ít một, bắt đầu với 4 muỗng cháo và 1 muỗng rau mỗi ngày, sau đó tăng lên 5 cháo và 2 rau mỗi bữa. Nên nhớ, con cũng chỉ cần ăn một bữa trong giai đoạn này thôi mẹ nhé!
Tuần thứ 3
Khi con đã quen dần với thức ăn, mẹ có thể tăng thêm khẩu phần cho bé với 6 muỗng cháo và 3 muỗng rau. Đây cũng là thời điểm thích hợp nếu mẹ muốn cho con nếm thử món cá, nhưng chỉ một muỗng nhỏ là được rồi mẹ nhé! Lưu ý, nếu cho bé ăn cá, mẹ nên lấy hết xương và nghiền nhuyễn cá để con không bị nghẹn khi ăn.
Tuần thứ 4
Ở tuần thứ 4, mẹ có thể tiếp tục cho con ăn khẩu phần như tuần thứ 3. Và tăng dần số lượng khi bé quen dần. Hết tháng đầu tiên, mỗi bữa ăn, bé cưng đã có thể ăn được khoảng 30 g cháo, 15g rau và khoảng 5 g cá.
Tháng thứ 2
Sang giai đoạn 2, mẹ vẫn tiếp tục duy trì khẩu phần ăn với đủ các nhóm tinh bột, đạm, và rau xanh cho bé. Tuy nhiên, sang tháng mới này, thực đơn ăn dặm của con sẽ tăng lên 2 bữa/ ngày.
Những lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật ở giai đoạn đầu
– Đây là giai đoạn tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, sữa vẫn là thực phẩm chính trong ngày của bé. Mẹ nhớ nhé!
– Để bé không bị nghẹn, mẹ nên chú ý đến độ nhuyễn, mịn của các loại thực phẩm cho bé. Cháo nên được pha loãng với tỷ lệ 1 phần gạo và 10 phần nước. Nếu sử dụng cơm để nấu cháo cho con, mẹ cũng nên tuân thủ tỷ lệ 1: 4,5.
– Không nên ép con ăn, nếu con không thích. Khi bé từ chối, mẹ có thể ngưng một vài ngày. sau đó tiếp tục thử lại.
– Tập cho bé ăn đúng bữa, và ngồi chung với ba mẹ trong khi ăn.
– Mỗi khi muốn giới thiệu món mới cho con, mẹ nên thử trong 3-4 ngày. Việc này để đảm bảo con không bị dị ứng với đồ ăn.
– Vì phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chủ yếu với mục đích giúp con làm quen với mùi vị của các loại thực phẩm. Giúp bé phát triển khả năng vị giác. Nên mẹ không cần thêm bất cứ loại gia vị nào vào thức ăn của con. Bên cạnh đó, việc thêm muối, đường vào thực phẩm của bé trong giai đoạn này là không cần thiết.