Bệnh tăng huyết áp ở người lớn tuổi và các triệu chứng thường gặp

Bệnh tăng huyết áp ở người lớn tuổi và các triệu chứng thường gặp

Bệnh tăng huyết áp là một căn bệnh mãn tính và cần theo dõi, điều trị thời gian dài, có khi là suốt cả đời. Đặc biệt, căn bệnh này khi xuất hiện ở người lớn tuổi lại càng đáng lo ngại hơn cả. Huyết áp nếu bị tăng đến mức cao hơn bình thường, đồng nghĩa với việc khiến áp lực của máu quá cao, sẽ khiến cho tim mạch phải dùng thêm nhiều lực hơn nữa để bơm máu cho toàn bộ cơ thể con người. Do đây là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt ở người cao tuổi nên chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về bệnh tăng huyết áp cũng như cách phòng tránh, chữa trị căn bệnh này.

Bệnh tăng huyết áp là gì

Huyết áp được hiểu nôm na là áp lực của dòng máu trong lòng động mạch đi nuôi cơ thể. Huyết áp được tạo bởi sức co bóp hút – đẩy máu của tim và sự co giãn của thành mạch. Huyết áp còn bị chi phối nhiều yếu tố như nhịp tim, độ đàn hồi động mạch, thể tích máu lưu thông và độ nhớt máu… Huyết áp là một trong bốn dấu chứng về sinh hiệu quan trọng hàng đầu của cơ thể. Huyết áp cần được đó để biết như chính số tuổi của mình.

Bệnh tăng huyết áp là gì

Bệnh tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tăng cao hơn mức bình thường (≥ 140/90 mmHg). Nếu áp lực của máu quá cao. Thì trái tim của bạn cần phải dùng nhiều lực hơn. Để bơm máu đủ cung cấp đủ máu cho toàn cơ thể. Chính vì thế, nếu huyết áp của bạn bị tăng quá cao. Thì rất dễ dẫn đến nguy cơ suy tim, suy thận hoặc đột quỵ.

Tăng huyết áp là bệnh diễn biến thầm lặng qua nhiều năm tháng. Đa phần phát hiện tình cờ hoặc chỉ khi bệnh nhân có biến chứng mới được phát hiện. Tăng huyết áp gây ra nhiều hậu quả xấu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Như: nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy thận…

Các triệu chứng thường gặp

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng gì đặc hiệu. Trên thực tế, rất nhiều người bị tăng huyết áp trong nhiều năm mà không biết. Cho đến khi đi khám bệnh hoặc đã bị các biến chứng nguy hiểm. Do tăng huyết áp gây ra rồi mới biết mình đang mắc bệnh. Đó là lý do tại sao tăng huyết áp lại nguy hiểm. Và được xem là “kẻ giết người thầm lặng”. Cách duy nhất để biết mình bị tăng huyết áp là kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Khi xuất hiện triệu chứng, ít nhiều tình trạng tăng huyết áp của bạn cũng đã gây biến chứng. Những triệu chứng này rất khác nhau. Tuỳ thuộc theo sức khoẻ của từng người và mức độ biến chứng.

Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân cao huyết áp nên chú ý một số triệu chứng chung như sau:

  • Choáng váng, nhức đầu.
  • Mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt.
  • Khó thở, đau tức ngực, hồi hộp.
  • Đỏ mặt, buồn nôn.
  • Có vấn đề về thị giác và hô hấp

Khi có các dấu hiệu kể trên, tốt nhất là bạn cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp tại nhà và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xác định bệnh và có phác đồ điều trị lâu dài kịp thời. Tuy nhiên, đa số người mắc bệnh tăng huyết áp thường chỉ nhân thấy các triệu chứng trên khi bệnh đã trở nặng. Chính vì thế, bạn cần chú ý quan tâm săn sóc sức khoẻ của mình và chú ý những biểu hiện bất thường đối với cơ thể để có thể phát hiện bệnh kịp thời.

Những yếu tố là nguy cơ làm tăng huyết áp

Khi cơ thể chúng ta già đi theo thời gian, mạch máu sẽ mất dần độ đàn hồi và đưa đến nguy cơ tăng huyết áp. Phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với nam giới ở độ tuổi này. Những người hút thuốc lá, nghiện rượu bia, ăn nhiều muối, thừa cân – béo phì, ít vận động, steress và người mắc bệnh tiểu đường có tỷ lệ bị tăng huyết áp cao hơn những người không mắc các bệnh này. Một số người bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Cũng có thể là nạn nhân của bệnh tăng huyết áp.

Những yếu tố là nguy cơ làm tăng huyết áp

Bạn không cần quá lo lắng vì khi phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh tăng huyết áp trở nên đơn giản hơn. Tăng huyết áp có thể điều trị thông qua việc thay đổi lối sống theo hướng tích cực. Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp. Kết hợp có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý. Giúp ổn định mức huyết áp và ngăn ngừa biến chứng bệnh.

Hiểu rõ về bệnh cũng như những lưu ý sức khỏe trong bài viết này, sẽ giúp cho người bệnh cao huyết áp cảm thấy yên tâm hơn, sống yêu đời hơn với mức huyết áp ổn định. Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, cần theo dõi đều và điều trị lâu dài suốt đời. Vì vậy, bạn nên có kiến thức đầy đủ về bệnh tăng huyết áp ở người già để có phương pháp chăm sóc phù hợp và hiệu quả hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *