Bỏ túi cách chọn và chế biến món lòng lợn ngon nhất

Bỏ túi cách chọn và chế biến món lòng lợn ngon nhất

Những hướng dẫn sau đây có thể giúp bạn chọn và nấu được các món ngon từ lòng lợn, vừa béo lại giòn và đảm bảo vệ sinh. Nhiều người muốn ăn các món từ lòng heo nhưng lại sợ mua bên ngoài mất vệ sinh, chế biến còn phiền phức. Đáng lo nhất là khâu sơ chế lòng và làm sao để lòng giòn, trắng. Muốn ăn lòng lợn béo giòn, thơm phức, tiết huyết mềm cùng với bát cháo ngọt nước thì trước hết phải chọn mua được lòng lợn ngon. Nhìn chung, lợn nuôi bằng rau và cám có được bộ lòng ngon hơn lợn nuôi bằng bột. Đây là bí quyết đầu tiên để bạn lựa chọn bộ lòng lợn ngon. Và còn nhiều điều mà thgzurs.com muốn mang đến cho các bạn qua bài viết bên dưới này nhé!

Lòng lợn bổ dưỡng ra sao đối với sức khoẻ?

Lòng lợn bổ dưỡng ra sao đối với sức khoẻ

Lòng lợn khi vào bàn tay của người nội trợ Việt được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và hấp dẫn từ nấu cháo lòng, các món luộc, xào hay hầm, không chỉ là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm mà chúng đều được dùng để bồi bổ sức khỏe cho những người mới ốm dậy, bị suy nhược cơ thể.

Ví dụ như món lòng lợn xào nghệ các tác dụng rất tốt trong việc tuần hoàn máu. Món lòng lợn hầm dùng cho những bệnh nhân bị bạch biến, lang ben. Còn những người bị chứng trướng bụng thì nên ăn món lòng lợn nhồi củ năng là thích hợp nhất…

Lòng lợn giúp những người bị bệnh sớm hồi phục sức khỏe nhanh bằng một biện pháp hết sức nhẹ nhàng, đặc biệt là những người vừa phẫu thuật xong. Món ăn này ăn ngon miệng, bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật cho những người bình thường.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo là không nên ăn quá nhiều lòng lợn. Mỗi tuần chỉ nên ăn 2 – 3 lần, người lớn từ 50 đến 70 g cho mỗi lần, còn trẻ em thì chỉ nên ăn từ 30 – 50g mỗi lần ăn như vậy.  Lòng lợn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa rất nhiều đạm nên những người mắc bệnh gút, suy thận, máu nhiễm mỡ, tiểu đường, béo phì hay huyết áp cao thì tốt nhất không nên ăn lòng lợn.

Bí quyết để chọn lòng lợn ngon

Bí quyết chọn lòng đơn giản là hãy chọn loại lòng lợn bé, có ống ruột căng tròn, đều; quan sát bề mặt thì thấy màu hồng tươi tắn, dịch bên trong ruột có màu trắng sữa và không có mùi lạ.

Khi sờ vào lòng lợn nhưng không cảm thấy rõ có sự đàn hồi, dẻo dính và có những nốt u cục như hạt gạo nổi lên, không nên chọn vì rất dễ đó là lòng từ lợn bị bệnh.

Cách sơ chế lòng lợn ngon

Cách sơ chế lòng lợn ngon

Sau khi chọn được lòng lợn ngon, phải biết sơ chế đúng cách thì lòng mới sạch và ngon được.

Cách làm lòng sạch nhất là bạn lộn trái lòng rồi vuốt sạch chất nhớt bên trong; hoặc có thể bơm nước vào đầy bên trong rồi bóp đẩy các chất nhầy ra ngoài.

Sau đó tẩy sạch bằng nước mắm, chanh và muối. Mớ lòng sau khi làm sạch đã hết mùi gây nhưng vẫn còn bột lòng, luộc lên trắng nõn nà, giòn sần sật, nhai bùi ngậy.

Để cho lòng luộc lên trắng nõn nà ngoài việc bóp chanh bóp muối bóp mắm tuốt rửa cho sạch. Và hết mùi thì luộc xong phải ngâm ngay vào nước, khi nào ăn thì mới vớt lên thái.

Một số cách chế biến lòng lợn ngon

Tiết hãm một ít cho đông để cắt miếng đem luộc, miếng nào miếng nấy núng nính như viên khúc bạch, ngon ngọt đậm đà.

Còn lại lòng, khấu đuôi và tiết dư, trộn cuống họng băm nhỏ cùng rau và mỡ + thịt xay; làm thành món dồi bùi thơm.

Lẩu cháo lòng. Sau khi nhúng các thứ xong thì nồi cháo trở nên ngọt lừ; ăn cùng quẩy giòn và nhiều hành tía tô rất ngon.

Món tiết/huyết luộc nóng hổi

Đĩa lòng thập cẩm – dồi được nhồi bằng tiết, cuống họng, mỡ cắt nhỏ và ít thịt xay.

Đầu lòng vừa dày vừa giòn lại trắng nõn nà, ăn là mê

Lòng non giòn ngọt, ăn thấy rõ bùi bùi của bột trong lòng.

Dồi này được nhồi bằng lòng non, cùng tiết, rau, mỡ, thịt xay. Ăn cùng hành chẻ hoàn toàn không ngấy.,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *