Cần làm gì để phòng bệnh ngừa viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa ở trẻ

Bệnh viêm tai giữa là một loại bệnh lý khá phổ biến thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Bệnh viêm tai giữa xảy ra là do sự xuất hiện các loại vi khuẩn trong tai hoặc do một số tác động từ yếu tố môi trường. Bệnh có thể tự khỏi tuy nhiên nếu không được theo dõi kỹ hay bị tái phát lại nhiều lần có thể ảnh hưởng tới khả năng nghe của trẻ và đôi khi còn gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với não. Vậy làm cách nào để phòng ngừa cũng như điều trị tận gốc bệnh viêm tai giữa này?. Hãy theo dõi bài viết sau đây cùng với thgzurs nhé!

Tìm hiểu bệnh viêm tai giữa

Cấu tạo tai của con người được chia làm 3 phần gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Phía bên trong tai còn có một ống nối tai giữa với cổ họng, được biết đến với tên gọi là vòi nhĩ hay ống eustachian. Vòi nhĩ thực hiện các chức năng:

– Tai giữa với chức năng thông hơi giúp cân bằng áp suất không khí ở trong và ngoài tai. Khi bị viêm tai giữa người bệnh thường mất đi sự thăng bằng này và được biểu hiện ra ngoài là hiện tượng hay nghiêng đầu sang một bên. Điều này càng được thấy rõ khi trẻ nhỏ mắc viêm tai giữa;

– Bảo vệ và ngăn chặn dịch từ mũi và họng chảy vào tai giữa và tránh áp lực âm thanh dồn vào tai;

– Vùng tai giữa sẽ xử lý làm tiêu dịch từ tai giữa chảy về họng.

Bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa gồm hai thể:

– Viêm tai giữa cấp: Tai giữa khi bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm. Lâu ngày tiến triển thành viêm tai giữa cấp. Bệnh làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ. Nếu kéo dài có thể làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ;

– Viêm tai giữa có dịch tiết: Đây là tình trạng tai giữa có dịch nhưng không gây nhiễm trùng trong hơn ba tháng. Đối với dạng viêm tai giữa này. Người bệnh thường không có các triệu chứng cơ năng rõ ràng, đôi khi chỉ có cảm giác đầy nặng tai.

Viêm tai giữa kéo dài, không được điều trị triệt để có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là tình trạng mất thính lực. Đặc biệt, viêm tai giữa cấp tính có thể tiến triển thành viêm tai giữa có mủ, chảy mủ hoặc thanh dịch.

Những nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bệnh gặp cả ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, trẻ nhỏ do vòi nhĩ chưa phát triển đầy đủ cấu trúc, chức năng. Và hệ thống miễn dịch ở trẻ còn yếu để chống lại các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường nên sẽ dễ mắc viêm tai giữa hơn.

– Là biến chứng của các bệnh: viêm mũi họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA.

– Do chấn thương bên ngoài gây áp lực làm thủng màng nhĩ. Thoái hóa đuôi cuốn mũi dưới làm tắc vòi nhĩ. Hoặc xì mũi không đúng cách.

Cách nhận biết bệnh viêm tai giữa

Nhận biết bệnh viêm tai giữa dựa vào các biểu hiện lâm sàng như:

– Bộ phận tai sẽ có những dấu hiệu: Đau tai, xuất hiện dịch trong tai, tai bị ù, giảm sức nghe. Cảm giác nặng tai hoặc cảm thấy có nước trong tai;

– Biểu hiện toàn thân: Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, sốt cao hơn 39 độ C, tiêu chảy, nôn trớ ở trẻ nhỏ, sổ mũi, nghẹt mũi, ho.

Cách nhận biết bệnh viêm tai giữa

Những biến chứng của bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe về sau:

– Viêm tai giữa mạn, có/không có cholesteatoma.

– Viêm xương chũm cấp.

– Khả năng nghe suy giảm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của trẻ.

– Viêm màng não.

– Viêm tắc tĩnh mạch bên hoặc liệt dây thần kinh ngoại biên.

Điều trị bệnh viêm tai giữa

Các biện pháp điều trị viêm tai giữa là nhằm hồi phục thính lực. Ngăn chặn để bệnh không tái lại nhiều lần. Hoặc tiến triển sang thể mạn tính. Không có khả năng hồi phục như viêm tai dính, xơ nhĩ, xẹp màng nhĩ.

Có hai phương pháp điều trị thường được áp dụng là điều trị nội khoa hoặc điều trị nội khoa.

– Đối với điều trị nội khoa: Các loại thuốc thường được dùng gồm thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc chống phù nề, thuốc nhỏ mũi, corticoid. Bơm hơi vòi nhĩ (giúp cải thiện thính lực ngay nhưng chỉ trong thời gian ngắn, không quá 1 giờ. Sử dụng thường xuyên, có thể gây chấn thương loa vòi và gây nhiễm trùng ngược dòng).

Điều trị bệnh viêm tai giữa

– Đối với điều trị ngoại khoa: Đối với bệnh nhân không còn tiếp nhận với phương pháp điều trị nội khoa. Lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc để người bệnh được tiến hành nạo VA, cắt amidan khi có viêm amidan và viêm mũi họng tái phát nhiều lần trong năm; hoặc đặt ống thông khí. Đây là những giải pháp điều trị viêm tai giữa hiệu quả nhất hiện nay.

Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa

  • Phòng ngừa cảm cúm hay những bệnh đường hô hấp khác. Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên và nên cho trẻ dùng ly chén riêng. Dạy trẻ lấy tay che lại khi ho hay hắc hơi, bạn cũng nên làm vậy để tránh lây nhiễm cho trẻ. Nếu có thể nên giảm thời gian ở nhà trẻ của bé. Giữ trẻ ở nhà khi trẻ bị cảm cúm.
  • Tiêm ngừa vacxin. Tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Đồng thời, tiêm ngừa các bệnh cúm, phế cầu và những loại vacxin khác để giảm nguy cơ cảm cúm.
  • Giữ ấm cho trẻ, không để viêm hô hấp kéo dài
  • Điều trị triệt để khi bị cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang,…

Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp sau

  • Giữ vệ sinh môi trường sống.
  • Luyện tâp thể dục, thể thao, sử dụng các thuốc bổ tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lý viêm tai giữa hay bệnh lý mũi xoang. Tránh diễn tiến sang viêm tai xương chũm mạn tính.
  • Tránh hút thuốc lá thụ động (hít khói thuốc lá do người khác hút). Đảm bảo rằng không có ai hút thuốc lá trong nhà. Để tạo môi trường trong lành cho bạn và trẻ. Khi đến những nơi công cộng, nên ngồi những nơi cấm hút thuốc lá để tránh khói thuốc.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu có khả năng, nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng. Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ trẻ phần nào khỏi viêm tai giữa.
  • Nếu bạn cho trẻ bú bằng bình, nên đặt trẻ ở tư thế ngồi thẳng. Tránh để trẻ ở tư thế nằm khi cho bú bình.
  • Nếu trẻ bị Amiđan hoặc VA to gây tắc nghẽn đường hô hấp và viêm nhiễm tái phát thì nên nạo VA và cắt amiđan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *