Nguyên nhân và những biện pháp phòng ngừa sâu răng ở trẻ 

Sâu răng ở trẻ 

Sâu răng là hiện tượng trên bề mặt răng xuất hiện những đốm đen, răng ngả sang màu vàng, nâu. Đây là một trong những bệnh phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất chủ yếu là ở trẻ em. Theo như kết quả nghiêm cứu thì khi còn nhỏ trẻ sẽ dễ có nguy cơ bị sâu răng nhiêu hơn khi trưởng thành và độ tuổi sâu răng tập trung nhiều nhất từ 6-8 tuổi. Chính vì thế các ba mẹ nên cần lưu ý phòng ngừa sâu răng ngay từ sớm để giúp trẻ tránh được các vấn đề quan trọng liên quan đến răng miệng sau này nhé!

Lý do nên phòng ngừa sâu răng ở trẻ em ngay từ nhỏ

Hai mươi chiếc răng đầu tiên của bé sẽ lân lượt mọc trong 3 năm tuổi đầu tiên. Ngay từ khi sinh ra chúng đã nằm trong xương hàm của bé. Và dần dần nhú lên. Những chiếc răng sữa này giúp bé nhai nuốt, tập nói rõ ràng. Và cũng ảnh hưởng rất lớn đến tạo hình hàm mặt. Cũng như tổ chức hàm răng trưởng thành về sau này. Mặc dù chúng cuối cùng sẽ rụng đi để thay răng vĩnh viễn. Nhưng răng sữa cũng rất quan trọng. Và bạn cần phải giúp bé chăm sóc tốt để phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Trẻ em bị sâu răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến như:

– Bé không vệ sinh răng miệng. Hoặc vệ sinh không đúng cách.

– Chế độ ăn uống không hợp lý. Thực phẩm chứa nhiều chất đường.

– Lớp men của răng sữa mỏng hơn so với răng vĩnh viễn, vi khuẩn dễ tấn công hơn.

Tuy nhiên, nguồn gốc gây bệnh sâu răng ở trẻ em vẫn là do vi khuẩn và chất đường còn sót lại gây ra. Vi khuẩn tác dụng lên chất đường rồi sản sinh thành axit. Axit ăn mòn men răng, ngà răng… gây bệnh sâu răng. Nếu không chữa sớm có thể biến chứng thành viêm tủy răng.

Các giai đoạn sâu răng ở trẻ

Giai đoạn 1: Vi khuẩn thường tồn tại từ 20 – 60 phút trong miệng sau khi ăn kết dính với nước bọt tạo thành mảng bám trên răng. Sau đó kết hợp với tinh bột và đường để sản xuất ra axit ăn mòn các chất vô cơ của men răng hình thành các lỗ sâu răng.

Giai đoạn 2: Các lỗ sâu răng sẽ ăn mòn men răng, đến ngà răng. Răng bị ê buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh. Đau khi có thức ăn mắc vào lỗ sâu.

Giai đoạn 3: Lỗ sâu tiếp tục ăn sâu vào ngà răng.

Giai đoạn 4: Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng tạo thành những cơn đau dữ dội do viêm tủy răng.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ

– Sau mỗi lần cho trẻ ăn. Phụ huynh nên lau nướu của bé với miếng gạc ấm hoặc khăn bông sạch sẽ. Điều này giúp loại bỏ mảng bám. Khi răng của bé bắt đầu nhú lên. Bạn hãy chải chúng nhẹ nhàng với một bàn chải đánh răng lông mềm, kích cỡ trẻ em.

– Sử dụng kem đánh răng có chứa lượng fluoride phù hợp với từng độ tuổi của trẻ với liều lượng thích hợp. Fluoride tuy là thành phần trong mọi loại kem đánh răng của người lớn. Nhưng đây lại là chất hóa học có ảnh hưởng rất mạnh đến răng của trẻ nhỏ.

Phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ 

– Phụ huynh nên giám sát và giúp bé chải răng kỹ càng trong 2 phút mỗi lần, 2 lần mỗi ngày. Ít nhất cho đến khi bé 8 tuổi để chắc chắn bé đã có thói quen đánh răng tốt và đảm bảo vệ sinh. Đây sẽ là bước vô cùng quan trọng để bé tránh được bệnh sâu răng ở trẻ em.

– Khuyến khích bé uống nước nhiều hơn để vi khuẩn không có cơ hội ở lại trong khoang miệng. Tránh để bé uống quá nhiều đồ ngọt như nước có gas, một số loại nước ép trái cây đóng hộp khác hay các loại soda…

– Khuyến khích bé và cùng bé thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh với nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Đối với bữa ăn nhẹ nên cân đối những món ăn bổ dưỡng và hạn chế đồ ngọt. Vì đồ ngọt chứa nhiều carbohydrate kích thích vi khuẩn tiết axit ăn mòn men răng.

– Dành thời gian và sắp xếp lịch hẹn với trung tâm nha khoa uy tín để đi thăm khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần cho cả bé và bản thân mình. Để sớm phát hiện, điều trị bệnh sâu răng cũng như các bệnh răng miệng khác nếu có.

Lời kết

Thực tế cho thấy vấn đề phòng bệnh răng miệng cho trẻ là rất quan trọng. Phải biết phòng ngay từ khi còn bé. Để khi lớn trưởng thành sẽ có một bộ răng hoàn chỉnh lành mạnh. Hy vọng những phương pháp trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có cách chăm sóc răng miệng cho con em thật tốt, phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *