Người cao tuổi và bí quyết chăm sóc sức khỏe cho người già

Người cao tuổi và bí quyết chăm sóc sức khỏe cho người già

Người cao tuổi có sức khỏe yếu và thường dễ nhiễm bệnh tật hơn các độ tuổi khác. Việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cũng không phải việc dễ dàng. Người thực hiện việc chăm sóc cần phải quan tâm, chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất của người lớn tuổi. Mặc khác, nhiều người cao tuổi có tính khí thất thường, dễ nóng giận, mệt mỏi nên việc chăm sóc lại càng khó khăn hơn. Cần phải bảo trì tinh thần kiên nhẫn mới có thể chăm sóc tốt được cho người già. Nếu chưa biết cách chăm sóc người cao tuổi sao cho tốt thì các bạn có thể tham khảo những cách sau đây.

Khái niệm người cao tuổi

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, người ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người cao tuổi. Hiện nay “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn.

  • Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.
  • Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.
  • Theo Liên hợp quốc, người cao tuổi được tính từ 60 tuổi trở lên.

Trong y học, người cao tuổi được phân thành các nhóm: từ 60 đến 75 tuổi được gọi là tuổi bắt đầu già; trên 75 đến 90 tuổi là người già; trên 90 tuổi là người già sống lâu. Lão hoá ở người cao tuổi liên quan chủ yếu đến sự suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể; đó chính là khởi nguồn của bệnh tật do tuổi tác.

Khái niệm người cao tuổi

Những biểu hiện tâm lý thường gặp:

  • Dễ bị tủi thân
  • Hay nói nhiều hoặc dễ bị trầm cảm
  • Tính tình dễ nóng nảy
  • Hay có sự đa nghi
  • Đôi khi sợ phải đối mặt với cái chết
  • Dễ bị ngã trong sinh hoạt hàng ngày
  • Dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh lây chéo

Bí quyết chăm sóc người cao tuổi

Chăm sóc người lớn tuổi là một công việc không đơn giản. Người chăm sóc phải biết cách quan tâm đến nhu cầu tâm lý lẫn sinh lý của một cách phù hợp. Trong khi đó người già lại thường hay khó tính, dễ nóng giận, mệt mỏi. Chăm sóc người già đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, tinh ý để có thể giúp họ nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Tham gia các hoạt động xã hội

Các bạn cần tạo điều kiện cho người già tham gia vào các hoạt động xã hội. Để họ cảm thấy thoải mái, thư giãn khi được tiếp xúc với nhiều người. Giúp người già giảm bớt cảm giác chán nản, mệt mỏi thường thấy.

Tham gia các hoạt động xã hội

Các hoạt động xã hội rất đa dạng như:

  • Tập thể dục
  • Tham gia hội, nhóm địa phương
  • Tham gia các cuộc thi thể dục, thể thao dành cho người già
  • Tham gia vào các hoạt động phường, xã
  • Các lớp học dưỡng sinh…

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Chế độ ăn uống của người lớn tuổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu bệnh tật, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ cho người già. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề dinh dưỡng sau khi cho người già ăn:

  • Người lớn tuổi không nên ăn quá no.
  • Các bữa ăn nên được chia nhỏ ra thành 5, 6 bữa trong ngày.
  • Các món ăn nên được thay đổi cách thức để tạo cảm giác thèm ăn.

Chế độ dinh dưỡng trong món ăn

  • Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ ăn trong ngày, chúng ta cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong các món ăn. Các bạn nên làm theo những lời khuyên sau:
  • Chế độ ăn hàng ngày có nhiều rau, củ, quả và giảm bớt thịt.
  • Không nên ăn nhiều nội tạng động vật như tim, gan, lòng, dạ dày…
  • Ăn các loại cá, tôm, cua nhiều hơn.
  • Giảm bớt chất béo, trong bữa ăn.
  • Không ăn quá nhiều chất ngọt.
  • Không nên ăn mặn, chua quá.

Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi người cao tuổi

Người lớn tuổi thường phải đối mặt với những thay đổi về sinh lý, tâm lý lại thêm việc nghỉ hưu, không còn được làm việc như trước nữa dễ khiến họ trở nên tủi thân, cảm thấy không được tôn trọng, cáu gắt, muốn được chú ý. Những người lớn tuổi thường hay cảm thấy cô đơn, trống trải khi phải ở nhà một mình. Vì vậy, hãy thường xuyên đến thăm hỏi, chăm sóc người già vào những ngày nghỉ, thời gian rãnh rỗi là liều thuốc tốt nhất để giúp họ vui vẻ hơn, yêu đời hơn.

Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi người cao tuổi

Đáng tiếc rằng điều tưởng như đơn giản này lại đang trở nên rất khó khăn trong các gia đình hiện đại vì thời gian để làm việc và học tập đã chiếm gần hết quỹ thời gian trong ngày.

Việc thăm hỏi có thể diễn ra theo nhiều cách:

  • Gọi điện hỏi thăm.
  • Cho các cháu lên chơi với ông bà.
  • Đưa ông bà đi du lịch với gia đình…

Thực hiện khám sức khỏe định kỳ

Người cao tuổi thường xuyên mắc rất nhiều loại bệnh khác nhau do sự suy giảm của hệ thống đề kháng và hệ thống tiêu hóa do tuổi tác. Người già thường xuyên mắc các bệnh như huyết áp, tim mạch, trí nhớ, xương khớp… Trong đó, đa số những bệnh này đều không thể chữa dứt điểm và tăng nặng theo thời gian.

Việc khám sức khỏe định kỳ là một hoạt động vô cùng cần thiết khi chăm sóc người lớn tuổi nhằm mục tiêu phát hiện sớm các bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời giúp hạn chế hoặc điều trị dứt điểm ngay từ khi bệnh còn mới.

Điều trị cho người lớn tuổi rất khó khăn và mất nhiều thời gian, đồng thời khả năng hồi phục của người già cũng rất kém. Phát hiện bệnh càng sớm chừng nào thì hiệu quả điều trị càng tốt chừng đó.

Chăm sóc người già là một công việc không đơn giản. Người chăm sóc phải biết cách quan tâm đến nhu cầu tâm lý lẫn sinh lý của một cách phù hợp. Trong khi đó người già lại thường hay khó tính, dễ nóng giận, mệt mỏi. Chăm sóc người già đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, tinh ý để có thể giúp họ nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *