Nhắc đến cầu Trường Tiền Huế, là nhắc đến hình ảnh cây cầu bắc qua sông Hương, bao câu chuyện thăng trầm của lịch sử, một cô gái Huế dịu dàng, e ấp soi bóng bên dòng Hương Giang. Trải qua bao thế kỷ, cây cầu vẫn đứng đó, nhìn Huế thay da đổi thịt từng ngày. Thế nhưng, cầu Trường Tiền dù trải qua bao mùa vẫn mang nét đặc trưng của Huế và là niềm tự hào lớn của người dân xứ Huế. Cây cầu này là nơi đã chứng kiến những thăng trầm trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Hãy cùng thgzurs.com khám phá vẻ đẹp thơ mộng của cây cầu nổi tiếng nhất cố đô Huế này nhé!
Đôi nét về cầu Trường Tiền Huế – Cây cầu thế kỷ của xứ Huế
Cầu Tràng Tiền (hay còn gọi là Cầu Trường Tiền) là cây cầu đầu tiên được xây dựng để bắc ngang qua Hương Giang. Một bên đầu cầu thuộc phường Phú Hội và đầu bên kia thuộc phường Phú Hòa. Đặc biệt, vào những năm cuối của thế kỷ XIX; đây là cây cầu đầu tiên ở khu vực Đông Dương được xây dựng theo phong cách và vật liệu được nhập từ phương Tây. Cầu Trường Tiền chủ yếu xây dựng bằng thép với tổng chiều dài là 402,60m; bao gồm 6 nhịp dầm thép có hình dạng vành lược, khẩu độ mỗi nhịp là 67m.
Dù chiến tranh kết thúc đã rất lâu, hòa bình lập lại; cầu cũng đã được trùng tu và sửa chữa nhiều lần. Thế nhưng, mỗi lần ghé lại, người ta đều rất dễ cảm nhận được những gì mà cầu Trường đã từng chứng kiến và chịu đựng. Qua đó, để thấy rằng sau bao nhiêu năm bom đạn, sự tàn phá của thời gian; cây cầu ấy đã phục hồi kỳ diệu như thế nào. Ngày nay, không chỉ là cây cầu phục vụ người dân qua lại đôi bờ sông Hương, mà còn là một địa điểm du lịch Huế hấp dẫn.
Với nét đẹp bình dị và êm đềm, cầu Trường Tiền luôn tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người dân; hay du khách đến Huế. Hình ảnh cầu Tràng Tiền cổ kính trầm mặc soi bóng trên dòng sông Hương đã khiến không ít người phải trầm trồ khen ngợi.
Vẻ đẹp tiêu biểu của Cầu Trường Tiền – Huế
Không chỉ là chứng nhân lịch sử, Cầu Trường Tiền còn là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách bốn phương với vẻ dịu dàng, trầm tư của mình. Cùng tìm hiểu về cây cầu này để hiểu rõ hơn nhé!
Về kiến trúc cầu Trường Tiền Huế có gì đặc biệt?
Theo sử sách, cây cầu Trường Tiền Huế được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 là chiếc cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương; nhưng sử dụng vật liệu và kỷ thuận của người Phương Tây. Cây cầu được thiết kế bằng thép, có chiều dài là 402.6m; gồm tất cả 6 nhịp có hình dạng vành lược, mỗi nhịp có khẩu độ là 67m. Ít ai biết rằng, việc cho xây một cây cầu bắc qua sông Hương vốn là một điều không dễ dàng gì.
Nhịp cầu tại cầu Tràng Tiền được thiết kế theo kiến trúc Gothic; cong cong rọi bóng xuống dòng sông Hương làm cho cầu thêm phần bình yên đến lạ. Khi đi dạo trên cầu du khách sẽ được nghe thấy những âm thanh, nhìn thấy những hình ảnh quen thuộc hàng ngày của người dân xứ Huế diễn ra ngay chính trên chiếc cầu thân thương này.
Khi vào hè, hàng cây hoa phượng đỏ hai ở hai đầu cầu nở rộ khoe sắc làm nổi bật lên cầu Tràng Tiền. Ngoài ra, nơi đây còn là địa điểm được những cặp đôi chọn chụp ảnh cưới; ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ của cuộc đời.
Khi đi trên cầu nhìn xuống sông Hương Giang, bạn sẽ quan sát thấy vài chiếc thuyền rồng lững lờ trôi; văng vẳng đâu đó lại nghe những khúc hát ca Huế vang lên. Đặc biệt vào ban đêm, cầu Tràng Tiền lại càng thêm lung linh vì được khoác lên mình những ánh đèn đầy màu sắc phát ra những gam màu tím, xanh, vàng, đỏ;… làm cho cây cầu càng trở nên rực rỡ.
Cầu Trường Tiền Huế – Vẻ đẹp đã hóa tâm hồn
Với niên đại tính đến nay đã hơn 1 thế kỷ; Cầu Tràng Tiền đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử ở mảnh đất cố đô. Khi cây cầu mới được xây xong, nó là niềm kiêu hãnh về kỹ thuật xây dựng tân tiến; hiện đại của thực dân Pháp. Nhưng chỉ sau 5 năm đi vào hoạt động, cây cầu này đã bị xô đổ bởi một trận bão lớn năm 1904. Đến năm 1906 cầu mới được sửa chữa, trùng tu và thay mặt gỗ bằng mặt cầu bằng bê tông vững chắc.
Dưới thời vua Bảo Đại, cầu Tràng Tiền đã có thêm nhiều lần tu sửa và mở rộng lòng cầu để làm lối đi cho xe đạp và người đi bộ. Ở vị trí chính giữa có phần ban công được làm to ra với mục đích làm nơi nghỉ chân; và ngắm cảnh cho người đi bộ. Tuy nhiên, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp hai đầu cầu đã bị tàn phá nặng nề; sau đó chỉ được tu sửa tạm thời để có thể đi giữa hai đầu sông Hương. Mãi đến năm 1953 thì cầu mới được sửa lại về nguyên trạng như cũ.
Vào năm 1991 cầu Tràng Tiền được trùng tu một lần nữa. Lần này kéo dài tới tận năm 1995, do Công ty Cầu 1 Thăng Long đảm nhiệm. Lần sửa đổi này đã loại bỏ phần ban công; lối thông xe cũng bị thu hẹp, cầu được sơn lại màu thành nhũ bạc.
Đường đến Cầu Trường Tiền như thế nào?
Cầu Trường Tiền cách trung tâm thành phố Huế 850m. Để di chuyển đến Cầu Trường Tiền bạn sẽ đi qua đường Hoàng Hoa Thám hoặc đường Hùng Vương. Du khách có thể lựa chọn đi bộ để vừa đi vừa ngắm cảnh xứ Huế mộng mơ. Chỉ trong vòng 10 phút là bạn đã có thể đặt chân đến Cầu Trường Tiền để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ở đây. Một phương tiện đặc biệt mà bạn có thể gọi để di chuyển đến cầu là xích lô; phương tiện này đã được nhiều khách du lịch ưu thích bởi sự mới lạ và thoải mái của nó.
Một ngày lang thang du ngoạn cầu Trường Tiền – Huế
Mỗi thời khắc trong ngày, cầu Trường Tiền lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Dù có nhộn nhịp người qua lại, thế nhưng cây cầu này vẫn luôn giữ được sự yên tĩnh, pha chút dịu dàng. Cây cầu Trường Tiền, bắt qua dòng Hương Giang; đã vô tình tạo nên một bức tranh thủy mặc hữu tình. Chính hình ảnh trầm mặc, soi dáng của mình bên dòng sông Hương đã tạo nên một vẻ đẹp say đắm.
Rảo dọc theo cây cầu, dường như ta có thể cảm nhận được rõ những biến động của một thời lịch sử oanh liệt. Những di tích ấy dường như vẫn còn quanh quẩn đâu đây; càng khiến ta thấy Huế trở nên đẹp biết bao nhiêu. Đứng từ trên cầu, ta có thể dễ dàng bắt gặp những cô gái áo dài tím, cầm trên tay chiếc nón lá, những chiếc xích lô thồ hàng vội vã cho kịp chuyến chợ Đông Ba; những bạn trẻ tinh nghịch đua nhau chụp ảnh bên những cành phượng đỏ thắm.
Về đêm, cầu Trường Tiền lại càng trở nên rực rỡ; lung linh hơn nhờ những ánh đèn được phát ra, đủ màu xanh, đỏ, tím vàng. Những vầng sáng ấy, trong đêm tối lại chiếu rọi xuống cả một vùng nước Hương Giang; tạo nên những khoảng không ảo dịu. Đứng từ trên cầu, ta có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc thuyền rồng rẽ sóng đưa khách đi dạo; văng vẳng đâu đấy là lời ca Huế sâu lắng, da diết.