Ghé thăm Chợ Bến Thành – Nét đẹp giữa lòng Sài Gòn

Ghé thăm Chợ Bến Thành - Nét đẹp giữa lòng Sài Gòn

Nếu chợ Đồng Xuân là nét văn hóa của Hà Nội thì chợ Bến Thành là một trong những nét riêng của Sài Gòn mà khi nhắc đến ai cũng nhớ đến đầu tiên. Chợ Bến Thành là một trong những địa điểm tiêu biểu nổi tiếng của Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây không chỉ là chợ buôn bán bình thường như những khu chợ khác mà còn là chứng nhân lịch sử chứng kiến mọi thăng trầm, trải qua bao cuộc chiến tranh cùng thành phố nên được coi là biểu tượng của thành phố. Du lịch Sài Gòn mà không ghé chợ Bến Thành thì chưa phải là một chuyến đi trọn vẹn. Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu về địa điểm du lịch nổi tiếng này nhé.

Nơi chợ Bến Thành tọa lạc

Chợ Bến Thành nằm ở Cửa Nam – nơi giao cắt giữa các con đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Thánh Tôn; và công trường Quách Thị Trang, phường Bến Nghé, quận 1 và là ngôi chợ lâu đời nhất tại đây. Biểu tượng nổi bật nhất của chợ chính là hình ảnh đồng hồ ở ngay cửa nam của ngôi chợ tựa như đồng hồ Big Ben ở London. Nhiều khi, tháp đồng hồ đặt tại cổng chính được coi là biểu tượng chính của chợ. Thời gian hoạt động: Chợ bắt đầu mở cửa hoạt động từ 4h sáng.

Nơi chợ Bến Thành tọa lạc

Lịch sử chợ Bến Thành

Chợ có lịch sử hình thành từ đầu thế kỷ 17, lúc đó chợ nằm gần sông Sài Gòn và là nơi mua bán của các tiểu thương. Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé; bến này dùng để phục vụ cho khách vãng lai và quân nhân vào thành. Vì vậy, chợ có tên là Chợ Bến Thành.

Chợ hình thành từ khi người Pháp đặt chân đến vùng đất này; ngôi chợ khởi thuỷ nằm ven sông Bến Nghé, ở một bến cận thành Gia Định nên có tên là Bến Thành với nguồn gốc ban đầu là nơi nhóm họp của các tiểu thương bán hàng trên phố gần sông Sài Gòn. Đến năm 1911, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định dời chợ về vị trí hiện nay. Chợ Bến Thành xưa được khởi công xây dựng từ năm 1912 cho đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn tất và hoạt động liên tục đến bây giờ.

Kiến trúc chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành cũ được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh; được mô tả như là “phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông. Tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định và hai ngày sau; các binh lính người Việt đã tổ chức hỏa công thiêu rụi cả thành phố, tất nhiên chợ Bến Thành cũng bị thiêu hủy.

Năm 1860, người Pháp đã cho xây cất lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ; chợ được xây cất bằng cột gạch, sườn gỗ, và lợp lá. Đến tháng 7 năm 1870, chợ bị cháy mất một gian, phải xây cất lại bằng cột gạch, sườn sắt; lợp bằng ngói; tất cả có năm gian: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa

Kiến trúc chợ Bến Thành

Với diện tích trên 13.000m2, chợ bán bán chủ yếu các mặt hàng quần áo, vải sơi, giày dép, thời trang; hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây và hoa tươi. Ngoài ra, chợ còn rất phong phú với các quán ăn vặt; món ăn đậm chất các vùng ở miền Nam.

Len lỏi giữa các gian hàng, du khách chắc chắn sẽ choáng ngợp với sự đa dạng mặt hàng ở đây. Bạn có thể dễ dàng tìm cho mình những món đồ ưng ý từ những quà lưu niệm bé tí như vòng cổ, hoa tai, ví, khăn,… đến những trang phục truyền thống hay cặp sách,…

Ẩm thực đa dạng tại chợ Bến Thành

Không quên nhắc đến ẩm thực đa dạng và phong phú của chợ Bến Thành. Chè Sài Gòn chắc hẳn không còn lạ với người dân khắp các vùng miền, đến với chợ; bạn sẽ choáng ngợp với hàng dài các sạp chè đủ mọi màu sắc từ màu xanh của cốm, màu vàng của chuối, ngô, màu trắng của nước cốt dừa, màu tím của khoai môn, màu đỏ của sương sa hạt lựu,… Và đặc biệt, ở cổng số 7 có 1 quán chè hơn 40 năm chuyên về các món chè Nam Bộ.

Các món ăn chính phải kể đến cơm tấm, cơm sườn, bún mắm, bún riêu, gỏi cuốn, bún thịt nướng, xôi bảy màu. Các món ăn vặt thì vô vàn như bánh tráng trộn, bánh bèo Huế, các món ốc, bánh bột,…

Ẩm thực đa dạng tại chợ Bến Thành

Hình ảnh chợ Bến Thành về đêm

“Rực rỡ – Nhộn nhịp” là những gì có thể thấy ở chợ Bến Thành khi trăng lên. Dường như đây mới là thời điểm “sống thật” của khu chợ này. Nhiều hoạt động giao thương, nhiều khách du lịch và người dân địa phương tham quan; thưởng thức các món ăn, sẵn sàng sống với một “Sài Gòn thứ 2” – Sài Gòn về đêm.

Nếu nhắc đến Sài Gòn là nhắc đến sự náo nhiệt; sống nhanh thì cần phải cảm nhận và hiểu rõ hơn rằng: cái nhanh của ban ngày là công việc; sự lo toan cuộc sống và cái nhanh của ban đêm chính là màu sắc của những bữa tiệc. Nếu cảm nhận được trọn vẹn 2 sắc thái đó của Sài Gòn; hẳn bạn đã có rất nhiều năm tháng tuyệt vời tại đây.

Một số lưu ý khi đến chợ Bến Thành

Đường sá Sài Gòn lúc nào cũng tấp nập người xe qua lại; nên bạn hãy chú ý quan sát khi đi qua đường. Vào những thời điểm đông người hãy cẩn thận túi của mình để tránh bị móc trộm hay cướp giật nhé.

Dù nhịp điệu của Sài Gòn rất nhanh nhưng đừng vội vã, hãy đến và cảm nhận từ từ; bắt đầu từ chợ Bến Thành, bắt đầu từ Nhà thờ Đức Bà … bắt đầu từ những điều thân thuộc nhất của nơi đây. Và bạn sẽ thấy vẻ đẹp sâu lắng của Sài Gòn đang ẩn mình chờ bạn tìm kiếm đằng sau những nốt nhạc vội vã kia!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *