Sa sút trí tuệ và cách phòng tránh ở người cao tuổi

Sa sút trí tuệ và cách phòng tránh ở người cao tuổi

Sa sút trí tuệ (Dementia) là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi. Trên thế giới, cứ 100 người trên 60 tuổi lại có 10 người mắc phải căn bệnh này. Cứ 3 giây lại có thêm 1 người bị mắc bệnh sa sút trí tuệ trên thế giới, số người mắc căn bệnh này còn tăng gấp đôi sau mỗi 20 năm qua. Hầu hết các loại chứng mất trí nhớ không thể được chữa khỏi, nhưng có nhiều cách khác nhau để kiểm soát các triệu chứng của người bệnh. Chính vì vậy, chúng ta cần trang bị đủ các kiến thức để có thể sớm phát hiện được người nào (đặc biệt là người lớn tuổi) đã hoặc có khả năng mắc bệnh. Từ đó đưa ra những biện pháp điều trị để căn bệnh không phát triển thêm nữa.

Tổng quan bệnh sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ (Dementia) mô tả một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người mắc phải. Đây không phải là một bệnh cụ thể, nhưng một số bệnh khác nhau cũng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ.

Tổng quan bệnh sa sút trí tuệ

Mặc dù sa sút trí tuệ nói chung liên quan đến mất trí nhớ, mất trí nhớ có những nguyên nhân khác nhau. Nếu chỉ có triệu chứng mất trí nhớ thì không có nghĩa là người đó bị sa sút trí tuệ. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng mất trí tiến triển ở người lớn tuổi, nhưng có một số nguyên nhân khác cũng gây bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân, một số triệu chứng sa sút trí tuệ có thể hồi phục.

Việc trí tuệ bị sa sút không chỉ gây tác động đến bản thân người bệnh, khiến họ không thể thực hiện các hoạt động ngày thường, dễ lâm vào tình huống nguy hiểm mà điều này còn khiến cuộc sống của những người xung quanh bị ảnh hưởng không tốt. Như vậy, sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là một căn bệnh không thể coi thường. Chính vì vậy cần trang đủ các kiến thức để có thể sớm phát hiện được người nào (đặc biệt là người lớn tuổi) đã hoặc có khả năng mắc bệnh. Từ đó đưa ra những phương án điều trị để căn bệnh không phát triển thêm nữa.

Triệu chứng ở người lớn tuổi

  • Trí nhớ bị suy giảm, giai đoạn đầu thường là giảm trí nhớ ngắn hạn
  • Giảm khả năng nhận thức về thời gian, không gian
  • Giảm giao tiếp bằng lời và chữ viết, khó tìm từ khi nói, nói sai, viết sai
  • Không nhận ra được người thân, người quen, các đồ vật quen thuộc hoặc có thể nhận nhầm
  • Khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh cá nhân…
  • Ngại tiếp xúc với mọi người, thu mình khỏi công việc và xã hội
  • Có sự thay đổi về cảm xúc: lo âu, trầm cảm, lãnh đạm, nghi ngờ, sợ hãi….
  • Khả năng điều hành bị suy giảm: giảm khả năng tính toán, giảm sự sáng tạo; không có khả năng đưa ra quyết định để điều hành, lập kế hoạch.
  • Có sự biến đổi nhân cách, luôn tự coi mình là trung tâm. Rất dễ kích động và bệnh sẽ nặng lên khi tiến triển như bị kích động lời nói, hành động; có các hành vi không phù hợp như đi lang thang.
  • Bên cạnh bị rối loạn về nhận thức. Bệnh còn có triệu chứng rối loạn tâm lý – hành vi và giảm chức năng nặng nề tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh

Nguyên nhân mắc bệnh ở người lớn tuổi

  • Do bệnh Alzheimer: Chiếm 60-80%
  • Do rối loạn thần kinh và chấn thương như chấn thương sọ não…
  • Do bệnh nhồi máu cơ tim, viêm não, xuất huyết não
  • Do sự rối loạn nội tiết như bị mắc đái tháo đường, suy giáp…
  • Do việc lạm dụng các chất kích thích, sử dụng thuốc không hợp lý

Cách phòng tránh sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi

Cách phòng tránh ở người lớn tuổi

  • Thường xuyên hoạt động trí não như đọc sách báo, tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng.
  • Người cao tuổi phải thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng…
  • Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy
  • Khi sử dụng các thuốc bổ não, dưỡng não cần có sự chỉ định và tư vấn của các chuyên gia y tế
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và cần được thăm khám sớm khi có các triệu chứng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *