Tham quan Tháp bà Ponagar Nha Trang – Vẻ đẹp hoang sơ của người Chăm Pa cổ xưa

Tham quan Tháp bà Ponagar Nha Trang - vẻ đẹp hoang sơ của người Chăm Pa cổ xưa

Tháp Bà Ponagar Nha Trang mang vẻ đẹp hoang sơ và nổi bật, là điểm đến hàng đầu được nhiều du khách lựa chọn ghé đến. Ngôi chùa là biểu tượng thể hiện thế giới văn hóa tâm linh của người dân Nha Trang xưa nên khi đến đây bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu và cảm nhận được chiều sâu của thế giới tín ngưỡng vô cùng phong phú, đa dạng của thành phố biển cổ kính này. Hãy cùng thgzurs.com khám phá vẻ đẹp và những câu chuyện thú vị liên quan đến địa điểm du lịch Tháp Bà Ponagar Nha Trang này nhé.

Địa chỉ: 61 Hai Tháng Tư, Vĩnh Phước, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

Thời gian mở cửa: 8:00 – 18:00.

Số điện thoại: 0899 789 815.

Giá vé: 22.000 VNĐ/ người. (Thông tin giá vé cập nhật vào ngày 30/5/2021)

Tháp bà Ponagar Nha Trang là một quần thể gồm nhiều tháp được xây dựng bởi người Chăm Pa cổ. Ngoài ra, tháp bà còn được biết đến với cái tên khác như Yang Po Inư Nagar. Theo tương truyền thì tháp được xây dựng từ khá lâu, từ thời đạo Hindu còn được tôn thờ và quốc vương Chăm Pa còn hưng thịnh và đang xây dựng theo chế độ mẫu hệ. Chính vì vậy, Tháp bà Ponagar Nha Trang được xây dựng dựa vào hình ảnh của nữ vương Po Ina Nagar.

Đôi nét về Tháp bà Ponagar Nha Trang 

Theo người Chăm Pa cổ, nữ vương Po Ina Nagar là vị thần tạo nên trái đất này, bà được sinh ra từ áng mây và bọt biển, là vị thần mang đến sự bình yên và bảo vệ họ khỏi mọi cơn bão lũ, mang đến mùa màng bội thu và sự sung túc.

Tháp bà tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ bên cạnh cửa Sông Cái; cao hơn mặt nước biển khoảng 10 – 12m và khá gần với trung tâm thành phố Nha Trang. Chính nhờ địa thế và lối kiến trúc độc đáo này mà Tháp bà Ponagar Nha Trang thu hút vô vàn lượt khách đến tham quan mỗi ngày, đặc biệt là những mùa lễ hội đầu năm.

Tháp bà Ponagar Nha Trang cách trung tâm khá gần chỉ khoảng 3km nên bạn có thể lựa chọn đi bằng xe máy; hoặc xe taxi cho tiện và tiết kiệm nhé.

Và tuyến đường gần nhất và dễ nhất cho bạn là đầu tiên bạn tìm đường chạy ra đường Trần Phú; chạy thẳng đến cầu Trần Phú, chạy tiếp qua khỏi cầu thì bạn rẽ trái vào đường Tháp Bà. Chạy đến cuối đường Tháp Bà bạn sẽ thấy tấm bảng Tháp bà Ponagar Nha Trang rất to là đã đến rồi đó.

Tổng thể kiến trúc của tháp Ponagar

Tháp Bà Ponagar Nha Trang là quần thể kiến trúc Chăm Pa lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tất cả được chia ra thành 3 mặt bằng: Khu vực Tháp Cổng; Mandapa (khu tiền đình) và cuối cùng là khu đền tháp. Và do trải qua biến động của lịch sử và thời gian. Hiện nay, tháp bà chỉ còn lại 5 công trình kiến trúc tập trung ở Mandapa và Đền Tháp ở trên. Tháp bà Ponagar Nha Trang được xây dựng gồm 3 khu vực chính để bạn có thể lần lượt khám phá và chiêm ngưỡng. Mỗi khu vực đều có những điểm thú vị và đặc sắc kiến trúc riêng chắc chắn sẽ khiến bạn ấn tượng.

Những tấm bia tại tháp bà Ponagar Nha Trang có giá trị về văn hóa và lịch sử khá cao. Tổng thể có 4 tấm bia được đựng tại đây, nhưng không phải tất cả đều được dựng khi xây Tháp bà Ponagar Nha Trang; mà mỗi tấm đều gắn với một dấu mốc riêng quan trọng riêng.

Trong 4 tấm bia, tấm đầu tiên là tấm được dựng từ lâu nhất do chính người Chăm Pa cổ dựng lên nhưng đến năm 1856 thì được Phan Thanh Giản – một vị quan Thượng thư bộ Lễ dưới triều Nguyễn chuyển nội dung của tấm bia này thành chữ Hán – Nôm.

Còn tấm bia thứ 2 thì được lập năm 1871 bởi 8 vị quan người Khánh Hòa và Bình Thuận để thể hiện tình hữu nghị cả về chính trị lẫn văn hóa của hai tỉnh.

Tấm bia tiếp theo là tấm bia dịch lại câu chuyện về nữ vương Po Ina Nagar đã được dịch sang chữ quốc ngữ, dựng vào năm 1972. Và tấm bia cuối cùng, được lập gần đây nhất là năm 2010; giới thiệu về di tích Tháp Bà Ponagar. Được xây dựng như hình ảnh một chiếc cổng chào vô cùng hoành tráng; hòa hợp với kiến trúc tổng thể khu Tháp bà Ponagar Nha Trang.

Tổng thể kiến trúc của tháp Ponagar

Mandapa (Khu Tiền Đình)

Đây là khu vực bạn sẽ được thấy ngay khi bước qua cổng chào và hàng bậc thang. Tổng thể kiến trúc được làm bằng gạch nung, có màu cam nhạt và được chia thành 4 hàng. Trong đó, gồm 12 cột nhỏ bên ngoài bao bọc 10 cột lớn bên trong tạo nên hình bát giác.

Theo nghiên cứu của những nhà sử học thì đây là nơi để người dân chuẩn bị lễ vật trước khi dâng lên Bà và hành lễ. Xác suất cao đây là kiến trúc hở tường bao và có mái che. Vì thời gian, đến nay không còn lại mái che nữa. Mặc dù vậy nhưng đây cũng là điểm nhấn rất độc đáo của Tháp Bà không lẫn vào đâu được.

Để lên dâng hương cho mẹ xứ sở bạn phải trải qua những bậc tam cấp rất dốc. Có khi tay phải bám sát vào những viên đá phía trên để không ngã ra sau mới có thể đi được. Người xưa quan niệm rằng, để gặp được nữ thần, bạn phải vượt qua thử thách mới có thể gặp được Bà.

Đó là sự tôn kính đối với vị thần của trời biển. Hiện giờ người dân đã mở những con đường bậc đá men sườn đồi bên cạnh. Nên bạn yên tâm việc di chuyển sẽ không khó khăn như trước nữa. Theo như các dấu tích xưa để lại thì phía đông Mandapa có có 2 cột nhỏ và thấp hơn nền. Nằm ở 2 bên bậc lên xuống của Tiền Đình, thẳng ra cổng chính.

Hiện tại, khi đến đây, bạn sẽ chỉ thấy được 4 tòa tháp còn nguyên vẹn về kiến trúc, còn 2 tòa tháp nữa thì vì chịu sự mài mòn của thời gian nên hiện tại chỉ còn lại phần nền móng.

Về tổng thể thì cả 4 tòa tháp đều có thiết kế tương tự nhau; chỉ khác nhau về kích thước và độ rộng của không gian bên trong tháp. Mỗi tháp đều có 4 cửa ở 4 mặt, nhưng hiện nay chỉ  có cửa phía Đông là mở để khách du lịch có thể vào trong tham quan.

Tháp Đông Bắc

Tháp chính cũng là tháp cao nhất khoảng 23m. Được xây dựng năm 813 – 817 và được tu bổ; sửa lại vào thế kỉ XI. Sử dụng 5 hàng trụ áp tường chạy dọc trên thân tháp. Bốn góc mái là 4 tháp nhỏ trong đó có 3 tầng mái thu nhỏ dần lên phía trên. Hệ mái của Tháp được so sánh như núi Mêru – nơi có 5 ngọn núi của các vị thần tại Campuchia và có đỉnh ở giữa cao nhất.

Tháp Nam

Tháp lớn thứ 2 sau tòa tháp chính với độ cao 18m. Nhìn vào thì vẫn nhận ra kiến trúc xây theo mô típ cũ; nhưng chỉ riêng phần mái có điều khác lạ. Chúng được thu gọn thành một tầng chóp kéo là lên trên, trên đỉnh có đặt 1 trụ linga. Được cho là nơi thờ thần Shiva – chồng Nữ Thần; cũng còn có tên là tháp Ông. Có niên đại vào thế kỷ XIII.

Tháp Tây Bắc

Cao thứ 3 trong toàn bộ tổng thể tháp, khoảng 9m. Cũng là tháp còn giữ được nguyên vẹn về trang trí lẫn kiến trúc. Mỗi ô cửa giả là các linh vật, được khắc họa tinh xảo trên nền gạch nung. Ô cửa giả phía Nam là hình ảnh chim thần Garuda, phía Bắc là thần thời gian Kala, phía tây là tượng nữ thần cưỡi voi. Tháp chỉ có 1 tầng và tầng mái mô phỏng như hình chiếc thuyền. Theo mô típ là đề mềm lại cong nhọn, uốn vào trong, phô ra hai trán. Và có chạm khắc vị thần ngồi dưới tán các đầu rắn Nagar.

Khu vực đền tháp

Tháp Đông Nam

Chỉ cao 7,1m và cũng là tháp nhỏ nhất trong tất cả. Tháp được xây dựng cũng khá đơn giản với mái hình yên ngựa hay hình thuyền. Hình ảnh quen thuộc của những ngư dân Đông Nam Á Hải Đảo. Là kiến trúc phụ và thuộc loại muộn, ở thế kỷ XI – XII. Tháp thờ vị thần tượng trung cho sức mạnh và chiến tranh Skandha. Đây cũng là tháp thờ ông bà Tiều – người đã cưu mang và nuôi dưỡng Nữ Thần Thiên Y A Na.

Vì đây là nơi linh thiêng, là khu vực thờ kính tâm linh nên bạn không được có những lời bình phẩm; hoặc tục tiểu liên quan đến vị nữ thần này nhé.

Đặc biệt không nên mang thức ăn từ bên ngoài vào và không được xả rác bừa bãi trong khuôn viên khu di tích. Để có một chuyến đi thật thoải mái và dễ chịu; thì bạn nên bôi sẵn kem chống nắng và đừng quên trang bị một chiếc mũ, ô và kính râm để dùng khi trời nắng nhé.

Nếu bạn muốn vào trong điện để thắp nhang và khấn thì nên lựa chọn trang phục kín đáo; không quá hở hang, còn nếu bạn lỡ không biết mà mang trang phục hơi không được phù hợp; thì có thể tìm đến tháp chính và mượn một chiếc áo lam khóa tạm nhé.

Trước khi bước vào Tháp bà Ponagar Nha Trang bạn nên đọc và hoàn toàn tuân thủ các bảng chỉ dẫn, thông báo tại đây để trở thành một khách du lịch thật văn minh và hiện đại nhé.

Tháp bà Ponagar Nha Trang là một điểm đến vô cùng hấp dẫn; khi đến đây, bạn không chỉ có thể tìm hiểu được nhiều vẻ đẹp kiến trúc của văn hóa Chăm Pa mà còn có cơ hội tìm hiểu về văn hóa của họ thông qua những nghi lễ và lễ hội thường được tổ chức. Còn chần chờ gì mà không nhanh tay thêm Tháp bà Ponagar Nha Trang vào list những địa điểm nhất định phải đến nếu bạn ghé Nha Trang để có một chuyến đi trọn vẹn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *